23:02 EST Thứ bảy, 02/12/2023

Trang nhất » Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa

Lời Chúa Tuần 6 Phục Sinh _ Gia vị cho bài giảng

Thứ sáu - 12/05/2023 04:57
 
LỜI CHÚA TUẦN 6 PHỤC SINH
GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH - Năm A - Năm B - Năm C -
NGÀY THƯỜNG – Thứ Hai - Thứ Ba - Thứ Tư - Thứ Năm - Thứ Sáu - Thứ Bảy
NGOẠI LỊCH – Lễ kính -

CNPS 6A - Đấng Phù Trợ khác
 
Lời Chúa: Ga 14, 15-21
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.
 
Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con.
 
Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Anh em cũng sẽ sống
 
Marina Picasso là cháu của họa sĩ nổi tiếng Pablo Picasso. Từ năm 73-75, bà phải chịu nhiều cái tang lớn: ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời.
 
Đây thật là những mất mát không sao bù đắp, dù bà năm trong tay một gia sản khổng lồ. Năm 1990, bà nhận các em bé Việt Nam làm con nuôi, và giúp cho các trẻ mồ côi được có nơi ăn học. Từ lúc ấy, bà thấy một sự thay đổi nơi nội tâm:
 
“Nhờ giúp đỡ con em của nước này mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em.”
 
Hẳn có những Kitô hữu đã trải qua kinh nghiệm của Marina, kinh nghiệm thấy mình được sống lại nhờ biết ra khỏi nỗi đau của mình để cúi xuống trên nỗi đau của người khác.
 
Kinh nghiệm tìm lại được chính mình trong bình an, khi không còn bận tâm lo cho mình nữa, kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội khi được đem chia sẻ tận tình.
 
Kitô giáo là tôn giáo của Đấng đã sống lại, Đấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa. Đức Giêsu phục sinh không chỉ hiện ra một đôi lần, Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế.
 
2. Tinh yêu sống bằng việc làm
 
Trong cuốn sách The Living Stone có một câu truyện như sau: Jonathan làm được những việc phi thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thầy khả kính. Ngày vị thầy này sắp lìa trần, ông cho gọi Jonathan trở về để gặp thầy lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối cuối cùng của ông chỉ vỏn vẹn mấy chữ: “Hãy hành động vì lòng mến."
 
Trong Tin Mừng mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, Đức Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ, Ngài cũng nhắn nhủ các ông về điều căn bản của lòng mến: “Ai nghe và vâng giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy." Đức Giêsu không đòi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính, dù rằng đó cũng là điều qúi gía cho phép chúng ta tin tưởng rằng chúng ta đang yêu mến Chúa. Tuy nhiên một tình yêu đúng nghĩa là luôn tìm cách làm đẹp lòng người yêu, sẵn sàng cho đi tất cả, chứ không dừng lại ở những rung cảm của thân xác phần nào nói lên tính vị kỷ của mình
 
3. Hành động như thế nào.
 
Một người nọ đã từng trông thấy một thiên thần đi bộ xuống phố, tay cầm bó đuốc, tay kia cầm xô nước. Người ấy liền hỏi: “Ngài làm gì với bó đuốc và xô nước vậïy”? Vị thiên thần đột ngột đứng lại nhìn vào người ấy nói: “Ta sẽ thiêu rụi các tòa nhà trên trời bằng bó đuốc và sẽ dập tắt lửa hoả ngục bằng xô nước. Lúc đó chúng ta sẽ thấy được ai là kẻ thực sự yêu mến Thiên Chúa." Chủ ý của vị thiên thần muốn nói là nhiều người vâng theo lệnh Chúa là vì sợ hỏa ngục hoặc vì hy vọng phần thưởng Nước Trời. Họ không giữ huấn lệnh ấy vì yêu thương như Đức Giêsu đã nêu ra trong Tin Nừng hôm nay: “Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ vâng giữ lời Thầy."
 
Có hai loại tình yêu: tình yêu vô vị lợi hay vị tha và tình yêu vị lợi hay vị kỷ.
 
4. Cha Maximilien Kolbe
 
Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa: Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên “Ôi vợ và các con tôi."
 
Hàng trăm dẫy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dãy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trưởng trại. Mọi người nín thở: chuyện chưa từng có! Viên trưởng trại đặt tay lên súng:
 
- Anh muốn gì?
 
- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.
 
Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho người có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đó chính là Maximilien Kolbe, một Linh mục công giáo. Cha đã được Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1982 tại Roma.
 
5. Tình yêu vị lợi (vị kỷ).
 
Đây là thứ tình yêu trá hình, Đối tượng của tình yêu không phải là người được yêu mà là chính mình. Người yêu chỉ lợi dụng người được yêu để tìm lợi ích cho mình, cho hạnh phúc của riêng mình; còn người được yêu chỉ là phương tiện được dùng để người yêu khai thác. Tình yêu trá hình này đã được nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine diễn tả trong câu truyện con thỏ và con cọp.
 
Câu truyện đó là con cáo không may bị rơi xuống hố sâu, không cách nào lên được. May thay, một con cọp đi qua, con cáo xin cứu đưa lên. Con cọp tỏ ra thương hại muốn cứu vớt nhưng với điều kiện: khi lên bờ cáo phải chịu cho cọp ăn thịt. Cáo đồng ý. Cọp nhảy xuống hố. Cáo nhảy lên lưng cọp và nhảy ngay lên bờ, biến mất. Cọp lên bờ buồn rầu than: “Chị đã thương em đến thế mà em không biết ơn."
 
Như vậy, cọp đâu có thương con cáo, chỉ biết thương mình thôi, đã thương sao lại còn đòi ăn thịt cáo? Con người chúng ta đôi lúc cũng vậy. Nhiều khi việc làm của chúng ta có vẻ lo cho người khác, nhằm ích lợi cho người khác, tạo hạnh phúc cho họ, nhưng trong thực tế, họ chỉ có một tình yêu giả tạo. Tình yêu đó được người ta gói ghém trong câu ca dao:
 
Thương thay những kẻ quạt mồ,
 
Hại thay những kẻ lấy vồ đập săng.
 
6. Thái độ của ta đối với Chúa.
 
Nếu thánh Giacobê nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” thì chúng ta cũng có thểû nói được: tình yêu mà không được thể hiện ra bằng hành động cụ thể thì chỉ là thứ tình yêu trên mây gió, một tình yêu èo uột, một tình cảm phớt qua, có khi là một tình yêu trá hình, giả tạo. Tình yêu chân thật đòi hỏi hy sinh như Pierre l’Ermite nói: “nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật."
 
Thánh Gioan tông đồ nói: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16). Nếu yêu là hy sinh, mà giữ luật Chúa là hy sinh, thì yêu là giữ luật Chúa. Tam đoạn luận này rất chặt chẽ, nó nối kết giữa việc yêu Chúa và giữ luật Chúa lại với nhau.
 
7. Đạo nào cũng tốt?—Lm. JB Lê Ngọc Dũng
 
Thỉnh thoảng chúng ta nghe người ta nói: “Đạo nào cũng tốt." Thử hỏi: Có đúng là đạo nào cũng tốt không?
 
Thực ra, chỉ trong một số trường hợp người nói câu này là để biện minh cho một hành vi, hay một quyết định của mình. Ví dụ, một anh chàng yêu cô gái Công giáo. Bên nhà nữ Công giáo đòi anh phải theo đạo mới cho kết hôn. Anh tuy không thích đạo Công Giáo nhưng vì muốn kết hôn nên đành phải theo đạo. Anh tự nhủ “Thôi thì, đạo nào cũng tốt, ta theo đạo có sao đâu." Anh cũng thuyết phục cha mẹ anh: “Cho con theo đạo đi, vì đạo nào cũng tốt, cũng dạy ăn ngay ở lành."
 
Sau khi học giáo lý và được Rửa tội anh chàng người lương đó có đức tin và sống đức tin hay không thì ta không biết. Nhưng rõ ràng là người nói “Đạo nào cũng tốt”, nhiều khi cũng là nói để biện minh cho một hành vi hay một quyết định của mình. Thực ra, mỗi người theo một đạo nào đó, đều cho rằng đạo mình là tốt nhất. Họ có thể nói rằng đạo khác cũng tốt, không xấu, nhưng đạo mình theo vẫn là tốt nhất.
 
Tôi cũng như vậy, chúng ta cũng vậy, vẫn tin rằng đạo Công Giáo là tốt nhất, vì không ai lại đi theo đạo tốt thứ nhì, thứ ba; vì chọn đạo là phải chọn đạo nào tốt nhất để mình sống cả đời.
 
Có nhiều lý do khiến chúng ta tin rằng đạo của mình là tốt nhất.
 
Riêng bài Tin Mừng hôm nay giúp tôi xác tín thêm rằng đạo Công Giáo là tốt nhất. Vì sao vậy?
 
Vì Lời Chúa dạy: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy” (Ga 14,21).
 
8. Tình yêu trong lời nói
 
Muốn biết chúng ta yêu Chúa thế nào thì chỉ cần xét xem chúng ta đã yêu người ra sao. Và tình yêu đó phải được thể hiện bằng những việc làm, những hành động cụ thể.
 
Truyện cổ tích Ả Rập kể rằng: có một người bán thịt nướng rất keo kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm, anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng, rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm lấy áo người ăn xin đòi tiền. Người ăn xin phân trần: “Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải là thịt." Anh bán thịt quát lên: “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải trả tiền cho tôi." Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan tòa xét xử. Vị quan toà truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, ông nói: “Đây là giải pháp công bằng nhất, người ăn xin hưởng khói thịt của anh, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền của ông ta. Thế là công bằng nhé."
 
9. Mối tình Châu Long--‘Cùng Nhau Suy Niệm’--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
 
Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng: Có đôi bạn chí thân là Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình cùng họ với Lưu Linh. Ham chơi hơn ham học. Dòng dõi giầu sang phú quý nhưng lêu lổng ăn chơi trác táng. Dương Lễ nhà nghèo nhưng ham học. Lấy đèn sách làm thú vui. Nhờ chí thú học hành mà Dương Lễ đã đỗ trạng nguyên làm quan lớn triều đình. Ngược lại, Lưu Bình vì ham chơi nên công không thành và danh thì bại. Thân xác tiều tuỵ và đói khổ bần hàn. Dương Lễ nhìn cảnh bạn sa cơ thất thế nên động lòng trắc ẩn, dầu vậy, bên ngoài ông vẫn làm như không nhìn nhận tình bạn. Ông đã ngầm cho vợ là Châu Long giả dạng là người con gái đến giúp Lưu Bình làm lại cuộc đời. Châu Long đã theo lời chồng đến ở với Lưu Bình để động viên, giúp đỡ Lưu Bình. Nhờ đó mà Lưu Bình đã cố gắng ăn học và sau này cũng thành tài. Về phần Châu Long tuy sống với Lưu Bình nhưng lại không thuộc về Lưu Bình. Nàng vẫn thuộc về Dương Lễ. Nàng vẫn phải trung thành tuyệt đối với Dương Lễ. Cho dù Lưu Bình đã nhiều lần đề nghị nàng kết mối duyên tình, nhưng nàng đã khéo léo từ chối. Nàng khuyên nhủ Lưu Bình hãy chuyên chăm học hành để công thành danh toại mới tính đến chuyện trăm năm. Cho đến khi Lưu Bình thi đỗ mới vỡ lẽ ra: Châu Long chính là vợ của bạn được gởi đến để giúp đỡ mình.
 
Cuộc đời ky-tô hữu chúng ta cũng giống như nàng Châu Long. Sống giữa thế gian để canh tân đổi mới thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Sống giữa thế gian nhưng phải trung thành với thầy Chí Thánh Giêsu.
 
10. Thần tình yêu và chân lý--Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR
 
Henry Manning vốn là một mục sư Anh giáo, nổi tiếng về giảng thuyết. Ngài xuất bản một cuốn sách về các bài giảng và được dân chúng hưởng ứng nồng nhiệt.
 
Một hôm, có người bạn thân ghé thăm và bình luận về tác phẩm mới phát hành của Henry. Trong câu chuyện, người bạn đề cập đến việc tác giả đã không có một lời nói nào về Chúa Thánh Thần trong cuốn sách rất "giá trị" của mình.
 
Đây là một sự thiếu sót ngoài ý muốn của Henry. Ngài cám ơn ý kiến chân tình của người bạn. Thế rồi suốt hai năm tiếp theo, người ta thấy mục sự Henry Manning miệt mài học hỏi về Chúa Thánh Thần. Ngài đọc và nghiên cứu tất cả những cuốn sách liên quan đến đề tài Chúa Thánh Thần. Kết quả của sự học hỏi chân thành này là việc khám phá Ánh Sáng do Thần Chân Lý mang lại. Henry đã trở về với Giáo hội Công giáo vào năm 1851. Hai tháng sau ngài được phong chức Linh mục. Năm 1865, ngài trở thành Tổng giám mục Giáo phận Westminter, Anh quốc.
 
Tại Công đồng Vaticanô I (1869-1870), Giám mục Henry Manning nổi bật trong vai trò bảo vệ vững chắc tính chất Vô ngộ của Đức giáo hoàng. Năm 1875, ngài được tấn phong Hồng y. Từ khi trở lại Công giáo cho đến lúc qua đời năm 1892, Đức Hồng y Manning luôn có lòng yêu mến Chúa Thánh Thần cách đặc biệt.
 
"Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Bàu Chữa khác để ở cùng các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì nó không thấy cũng không biết Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở mãi nơi các con và trong các con" (Ga 14,16-17).
 
11. Muốn điều tốt cho người
 
Cha Flor McCarthy, một linh mục Dòng Don Boscô có kể lại rằng:
 
Steve, cậu bé 12 tuổi, đã bị teo hai chân sau một cơn sốt tê liệt. Steve có đứa em 10 tuổi tên Mark. Như bao đứa trẻ khác, Steve và Mark cũng hay cãi nhau, đánh nhau, và đôi khi Steve còn cảm thấy ghen tị với đôi chân khỏe mạnh của em mình.
 
Một đêm kia Steve mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng vắng. Cậu bắt gặp một chiếc hang. Bị thúc đẩy bởi lòng mạo hiểm và tính tò mò, Steve tiến sâu vào bên trong. Bất ngờ một ông già xuất hiện. Ông ta tự xưng là phù thủy, và để thưởng cho ai đầu tiên khám phá ra chiếc hang, ông sẽ ban cho người đó được những gì họ mong ước, nhưng chỉ một lần thôi.
 
Không cần suy nghĩ, Steve xin ngay cho đôi chân được khỏe mạnh như xưa. Lão phù thủy liền tung chiếc áo choàng lên và trong nháy mắt Steve thấy mình đang nằm trên giường, bên cạnh Mark đang ngủ say như chết.
 
Lão phù thủy mở tấm mền che đôi chân của Mark ra. Steve thấy vậy thì ngạc nhiên hỏi:
 
- "Ông làm gì thế?"
 
- "Ta phải giải phẫu để thay cho ngươi đôi chân tốt."
 
- "Thế ông tính thay đôi chân của Mark cho tôi à?" Steve ngạc nhiên hỏi lại.
 
Ông già đáp:
 
- "Vậy chứ ngươi tưởng ta lấy nó từ trong không khí ra à? Nhưng không sao đâu. Chẳng ai biết chuyện gì xảy ra đâu. Mọi người sẽ coi như đãxảy ra như từ lúc mới sinh vậy."
 
Steve cảm thấy sửng sốt. Nó đâu ngờ là ông già phải lấy đôi chân của Mark để đổi cho nó. Cậu bé nghĩ đến giây phút mình chạy nhảy với đôi chân tốt, trong khi Mark em cậu sẽ lê lết với đôi chân bại liệt. Như thế là không thể được! Rồi Steve hét lớn: "Tôi không muốn như vậy đâu." Nghe thế lão phù thủy bực mình bỏ đi.
 
Sáng hôm sau, thức dậy nhìn qua em mình, nhớ lại những gì thấy được trong giấc mơ đêm qua, Steve đã nở một nụ cười rất vui.
 
Điều tôi đọc được trong nụ cười của Steve là một tình yêu song hành với chân lý. Từ trong tiềm thức, cậu đã không muốn làm điều xấu, dù rằng phần lợi sẽ về mình và dù rằng không ai biết. Nhưng chấp nhận cuộc sống trong một tình yêu chân thành, Steve đã không những không hủy diệt sự sống của người khác, những còn làm phát sinh trong tim mình bình an và niềm vui thẳm sâu.
 
12. 10 cách thoát buồn khổ
 
Khi chúng ta yêu thương giúp đỡ người khác, Chúa sẽ làm chúng ta hết lo buồn và sẽ ban ơn cho chúng ta. Mục sư King Duncun nói với những người buồn khổ là họ hãy tìm giúp đỡ những người đang buồn khổ thì tự nhiên mình sẽ thấy tươi vui. Ông thường nói: "Có 10 cách để thoát khỏi buồn khổ. Thứ nhất là giúp người khác, và tiếp tục làm như vậy chín lần." Mẹ Têrêsa Calcuta đã chứng kiến nhiều về lòng người của những người đau khổ. Một lần Mẹ đem cho một gia đình đã nhịn đói mấy ngày 5 ký gạo. Vừa nhận được gạo, người đàn bà đó chia làm đôi và mang đi khỏi nhà và một lát sau trở lại tay không. Mẹ Têrêsa hỏi thì bà trả lời: "Gia đình bên cạnh đây cũng không có gì ăn mấy hôm nay, nên con chia cho họ một nửa." Chúng ta hãy yêu thương, quan tâm đến tha nhân vì Chúa muốn chúng ta làm vậy. Chúa dạy chúng ta yêu tha nhân như Chúa đã yêu chúng ta.
 
Chúng ta hãy xem huấn lệnh của Chúa Giêsu như lời mời gọi yêu thương. Để chứng tỏ chúng ta yêu Chúa, chúng ta hãy yêu thương anh chị em chúng ta. Nếu chúng ta yêu Chúa và chu toàn giới răn yêu thương, Chúa Thánh Thần sẽ luôn ở với chúng ta, chúng ta không còn mồ côi, buồn khổ.
 
13. Hãy vì Chúa mà yêu mến tha nhân--‘Cùng Đọc Tin Mừng’--Lm. Ignatiô Trần Ngà
 
Người mẹ đang thoi thóp nhìn năm đứa con khóc thút thít quanh giường, mắt bà nhoà lệ. Cha của chúng đã lìa thế từ lâu, để lại cho bà gánh nặng một mình tần tảo nuôi năm đứa con thơ. Giờ đây lại đến lượt bà nối gót chồng ra đi, vĩnh viễn xa lìa đàn con nheo nhóc. Bà không an tâm chút nào khi thấy lâu nay các con hay kình cãi, tranh chấp nhau từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, từ việc chia cá, chia cơm trong mỗi bữa ăn cho đến việc tranh nhau tấm áo manh quần. Đứa nào cũng ích kỷ chỉ nghĩ đến mình mà quên tình anh em ruột thịt. Đứa nào cũng mong chiếm cho được phần hơn mà không màng gì đến quyền lợi các em. Mai đây bà ra đi, ai sẽ là nhịp cầu nối kết chúng lại với nhau trong tình huynh đệ? Ai sẽ là trọng tài phân xử những tranh chấp bất hoà thường xuyên nổ ra giữa chúng?
 
Tuy nhiên, điều an ủi lớn lao cho bà là mặc dù chúng không thương nhau, nhưng đứa nào cũng thương mẹ; tuy chúng không hề biết hy sinh cho nhau, nhưng nếu vì mẹ thì chúng sẵn sàng hy sinh và làm cho mẹ bất cứ chuyện gì.
 
Thế nên, cậy dựa vào tình thương chúng dành cho mình, bà lấy chút hơi tàn thều thào mấy lời trăn trối: “Các con yêu của mẹ, mẹ rất buồn, rất khổ tâm khi thấy các con bất hoà bất thuận với nhau. Chốc lát nữa, mẹ sẽ vĩnh viễn xa lìa các con. Nếu mỗi người trong các con còn thương mẹ thì hãy vì mẹ mà thương yêu các anh em mình!”
 
Nói xong, bà ra hiệu cho từng đứa cúi xuống cho bà hôn lên trán rồi lịm vào giấc ngủ ngàn thu.
 
Chính Chúa Giêsu cũng có cùng tâm trạng đó. Ngài đến thế gian để nhen lửa yêu thương trên mặt đất và Ngài mong mỏi ngày đêm cho lửa ấy cháy lên. Ngài đã truyền cho các môn đệ điều răn mới là hãy yêu thương nhau như Ngài đã hết lòng yêu mến họ. Nhưng ngọn lửa yêu thương Ngài đã nhọc công nhen lên lại hắt hiu như đèn trước gió, dễ dàng bị lòng tham lam ích kỷ hận thù dập tắt đi.
 
14. Giảng bằng đời sống
 
Theo nhật báo Chứng Nhân kitô hữu (Témoignage Chrétien), vào năm 1941 có một vị linh mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.
 
Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.
 
Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.
 
Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn... Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi... Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là... Bố.
 
Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.
 
Vị linh mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa nầy. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.
 
Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Ao-sơ-vích (Auschwitz), một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là lò hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác.
 
Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giêsu cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.
 
Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói "Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giêsu."
 
Cậu thanh niên thưa lại: "Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không?"
 
Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị linh mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giêsu mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây!"
 
Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: "Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giêsu!"
 
Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị linh mục nầy nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giêsu ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành nầy, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành người con Chúa.
 
15. Thần Khí hướng dẫn--Lm. Jos. Quốc Phong
 
“Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại”
 
Tất cả mọi người chúng ta hẳn đã có kinh nghiệm ít nhiều về cuộc sống, và mỗi người trong chúng ta đều có kinh nghiệm và sự đau khổ và mất mát. Sự đau khổ có thể đến từ nhiều con đường khác nhau: có thể từ gia đình, trường học, sở làm việc, và có thể đến từ chính nội tâm chúng ta. Tất cả những sự đau khổ và cùng cực đó làm cho trái tim chúng ta đau đớn, làm cho cuộc sống chúng ta cảm thấy bất hạnh, làm cho tương lai của chúng ta mù mịt, khiến những bước đi trong hiện tại trở nên nặng nề, và đôi khi trái tim đau đến nghẹn thở… nó làm chúng ta cảm thấy sợ hãi và căng thẳng, lo lắng và bất an…
 
Có một anh chàng cử nhân nọ, sau khi tốt nghiệp và cầm trên tay một mảnh bằng ngon lành với một chút tự hào và hạnh phúc. Anh càng tự hào hơn khi anh nghĩ rằng mình từ bỏ danh vọng để dấn thân đi theo Chúa trên con đường thánh hiến. Cuộc sống ơn gọi của anh trong những năm đầu rất thuận lợi, tất cả dường như đi theo đúng kế hoạch và chỉ tiêu do anh ta suy nghĩ và phác thảo, như thể sự vận hành của một cỗ máy cho ra sản phẩm đúng như bản vẽ. Nhưng một ngày nào đó, một số vấn đề đã xảy ra, những kế hoạch bị đảo lộn, và không còn vận hành theo ý của anh được nữa, thậm chí anh đã thất bại, và thất bại rất thảm hại. Và đã có lúc anh đã muốn bỏ cuộc vì không thể chấp nhận nổi chính mình. Tất cả các chương trình và kế hoạch của anh ta dường như tan tành theo mây khói, không có chi cứu nổi. Anh tự suy nghĩ phương pháp để sửa chữa thì nó càng sai lầm và bế tắc. Anh đã vô cùng đau khổ và khủng hoảng…
 
Sau đó anh cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều, ngày này sang ngày kia, tháng này qua tháng nọ, ròng rã trong suốt 2 năm trời … anh mới nhận ra được một chút ánh sáng. Một trong những sai lầm của anh là đã dựa vào mình quá nhiều, đã tin tưởng vào khả năng của mình, vào những kế hoạch do ý muốn của riêng mình. Đời sống cầu nguyện của anh đó là gần gũi với Chúa để xin Chúa chúc lành và giúp đỡ để kế hoạch của anh ta được toại nguyện, “kế hoạch nên thánh” của anh. Sau khi bị khủng hoảng, anh mới hiểu ra rằng, anh phải thay đổi lại cách thế suy nghĩ, và nhất là thay đổi lại tương quan với Thiên Chúa. Anh phải lắng nghe và nhận ra được kế hoạch mà Chúa muốn mời gọi anh, và việc anh phải làm là dấn thân vào kế hoạch của Ngài: “Xin cho Ý của Cha được nên trọn." Sau khi đã chết đi cho chính mình, chết đi cho một tinh thần cũ, anh đã được phục sinh, bắt đầu lại một cuộc sống mới, một bước đường mới với một ánh sáng mới “xin cho Ý của Cha được thể hiện."
 
16. Lệnh truyền lớn nhất
 
Trong truyện thánh Tử đạo Martinô Thọ có chép: “Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác.... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ." Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Thánh nhân là người yêu mến Chúa thật và xứng đáng được Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời. Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy! Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy! Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu. Chúng ta sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc ngay trong cuộc sống ở đời này.
 
17. Điều Chúa mong ước
 
Một người mẹ đang thoi thóp nhìn năm đứa con khóc thút thít quanh giường, mắt bà nhoà lệ. Cha của chúng đã lìa thế từ lâu, để lại cho bà gánh nặng một mình tần tảo nuôi năm đứa con thơ. Giờ đây lại đến lượt bà nối gót chồng ra đi, vĩnh viễn xa lìa đàn con nheo nhóc. Bà không an tâm chút nào khi thấy lâu nay các con hay kình cãi, tranh chấp nhau từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, từ việc chia cá, chia cơm trong bữa ăn cho đến việc tranh nhau tấm áo manh quần. Đứa nào cũng ích kỷ chỉ nghĩ đến mình mà quên tình anh em ruột thịt. Đứa nào cũng mong chiếm cho được phần hơn mà không màng gì đến quyền lợi các em. Mai đây bà ra đi, ai sẽ là nhịp cầu nối kết chúng lại với nhau trong tình huynh đệ?
 
Ai sẽ là trọng tài phân xử những tranh chấp bất hoà thường xuyên xảy ra giữa chúng?
 
Tuy nhiên, điều an ủi lớn lao cho bà là mặc dù chúng không thương nhau, nhưng đứa nào cũng thương mẹ.
 
Tuy chúng không hề biết hy sinh cho nhau, nhưng nếu vì mẹ thì chúng sẵn sàng hy sinh và làm cho mẹ bất cứ điều gì mẹ muốn. Thế nên, dựa vào tình thương chúng dành cho mình, bà lấy chút hơi tàn thều thào mấy lời trăn trối: “Các con yêu của mẹ, mẹ rất buồn, rất khổ tâm khi thấy các con bất hoà bất thuận với nhau. Lát nữa, mẹ sẽ vĩnh viễn xa lìa các con. Nếu mỗi người trong các con còn thương mẹ thì hãy vì mẹ mà thương yêu các anh em mình!”
 
Nói xong, bà ra hiệu cho từng đứa cúi xuống cho bà hôn lên trán rồi lịm vào giấc ngủ ngàn thu.[1]
 
Chính Chúa Giêsu cũng có cùng tâm trạng đó. Ngài đến thế gian để nhen lửa yêu thương trên mặt đất và Ngài mong mỏi ngày đêm cho lửa ấy cháy lên. Ngài đã truyền cho các môn đệ điều răn mới là hãy yêu thương nhau như Ngài đã hết lòng yêu mến họ.
 
18. Giữ đạo hay sống đạo
 
Một Giáo xứ toàn tòng Công Giáo, tức là 100% người theo đạo, nhưng nếu giữ đạo được khoảng 60% là tốt lắm rồi, con sống đạo đúng nghĩa, có lẽ đếm trên đầu ngón tay!
 
Đây là một thực trạng thật tại Việt Nam chúng ta.
 
Đến đây, xin được kể một câu chuyện có thật của một vị linh mục đã trọng tuổi, ngài sống ở Mỹ. Sau 50 năm, ngài mới trở về Việt Nam lần đầu, và nhân dịp gặp gỡ chúng tôi, ngài kể: “Cách đây 50 năm, tại đất nước Mỹ, người ta có lòng sùng đạo. Nhà thờ được xây cất rất nhiều, các cuộc rước linh đình, lòng sùng đạo rất tốt. Nhìn chung, tình hình giữ đạo rất giống Việt Nam hiện nay.
 
Tuy nhiên, vào thời điểm này, sau 50 năm, nhiều nhà thờ đã không còn có người đi lễ nữa. Nhiều dòng tu cũng vắng dần các ơn gọi trẻ. Đã có những nhà thờ và dòng tu phải bán đi vì không có tiền đóng thuế. Các linh mục phải đi theo họ đến những nơi du lịch để giải tội và dâng lễ. Nhiều Chủng Viện gom lại thành một, mà số lượng chủng sinh vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu có ai siêng đi lễ thì đôi khi nhận được những lời dè bửu và cho là bất thường. Những người được coi bình thường là cả đời người ta đến nhà thờ 3 lần: một lần Rửa Tội; lần khác là lễ cưới; và lần cuối cùng là chết. Trong ba lần đó, hai lần thụ động, tức là lúc Rửa Tội và lúc chết, còn một lần chủ động là lễ cưới. Điều đáng nói là dân Mỹ coi đây như là một thủ tục phải có trong đời mà thôi, và họ cho rằng mình thuộc thành phần bình thường."
 
Sau đó, ngài đưa ra nhận xét: “Nếu Giáo Hội Việt Nam không coi đó là kinh nghiệm cho chính mình, không tập trú vào việc đào tạo lương tâm, không có những hoạt động phù hợp... nhằm giúp cho con cái mình sống đạo chứ không chỉ giữ đạo, thì tình trạng của Giáo Hội Mỹ cũng là hình ảnh, thực trạng của Giáo Hội chúng ta trong tương lai???"
 
Đến đây, xin để lại nơi bạn và tôi câu hỏi: “Bấy lâu nay, chúng ta đã thực sự sống đạo hay chỉ là giữ đạo vì sợ tội, sợ mất linh hồn, sợ mất danh dự, sợ bị mang tiếng...?”; “Phải chăng chúng ta đã, đang an tâm với những thành quả về số lượng, mà quên đi, hay không cú tâm đến chất lượng tâm linh?" Tưởng cũng nên nói thêm: giữ đạo là điều tốt, nhưng sống đạo mới là người trưởng thành.
 
19. Cặp mắt của trái tim--‘Niềm Vui Chia Sẻ’
 
Thánh Phanxicô Assisi có lòng mến Chúa và yêu người rất sâu xa. Một hôm ngài gặp một người bạn, người này nói với thánh nhân rằng ông ta không thể nào yêu mến Thiên Chúa được. Đang khi hai người đi đường thì gặp một người hành khất vừa mù vừa què. Thánh nhân hỏi người hành khất:
 
- Nếu tôi chữa cho anh thấy và đi được thì anh có yêu mến tôi không?
 
Người hành khất trả lời:
 
- Dạ thưa ngài, không những tôi yêu mến ngài mà tôi xin dâng hiến trọn phần còn lại của đời tôi để phục vụ ngài.
 
Nghe câu trả lời của người hành khất xong, thánh nhân quay sang người bạn đang đứng bên ngài nói:
 
- Đấy anh thấy không, người hành khất này chỉ thấy được, đi được, thế mà còn hứa với tôi như thế, huống hồ là anh, anh không những được Chúa dựng nên với chân tay mắt mũi lành lặn. Ngài lại còn chịu chết để cứu chuộc anh nữa, đang khi đáng lý ra anh phải chết vì tội của anh. Vậy mà anh lại không yêu mến Chúa sao?
 
Thưa anh chị em, yêu mến Chúa là bổn phận của mỗi người chúng ta. Nhưng thế nào là yêu mến Chúa? trong Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này. Trước hết, yêu là thấy.
 
20. Bừng lên sự sống mới--“Như Thầy Đã Yêu”--Thiên Phúc
 
Câu lạc bộ “bạn giúp bạn” hình thành tại Sài gòn năm 1996, do bác sĩ Nguyễn Bửu Hiền điều hành với 6 thành viên đều đã nhiễm HIV. Những “người bạn” này tự suy nghĩ: Cuộc đời mình dù đã tới dấu chấm hết, nhưng vẫn còn có thể có ích cho xã hội, họ đã dấn thân phục vụ bằng những việc đơn giản như an ủi, động viên và chăm sóc các bệnh nhân khác để chính họ cũng sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời.
 
Hiện nay, câu lạc bộ “bạn gíup bạn” đã có khoảng 500 thành viên tỏa mạng lưới ở khắp quận huyện. Ban điều hành gồm 12 người, trong đó có 3 người Công giáo, riêng nữ tu Trần Thị Kim Loan, dòng Đa minh Tam Hiệp là phó chủ nhiệm phụ trách hoạt động xã hội và tham vấn cho người nhiễm HIV. Trụ sở đặt tại 43 đường Lam Sơn, quận Bình Thạnh.
 
Chị Kim Loan kể lại một kỷ niệm về một nhạc sĩ mất vào tháng 8 năm 1998. Trước đó, anh đã xin được chịu Bí tích Thánh Tẩy với một Đức Tin mạnh mẽ: “Mỗi lần cùng với tôi ra vào bệnh viện Nhiệt Đới ở Chợ Quán, khi ngang qua tượng đài Đức Mẹ, anh thường đề nghị dừng lại cầu nguyện. Khi trước, mỗi đêm chơi nhạc, được bao nhiêu tiền anh đều phung phí hết. Bây giờ, anh đưa hết cho tôi vì muốn góp một phần khiêm tốn cho những bệnh nhân nghèo. Chính việc này đã giúp anh tìm thấy ý nghĩa cuộc đời còn lại, và anh đã ra đi bình an trong tình yêu của Chúa."
 
***
 
Đứng trước căn bệnh thế kỷ đầy nghiệt ngã, người nhạc sĩ này vẫn mang một phong thái an nhiên tự tại, chính là vì anh đã biết thoát ra khỏi nỗi đau của mình để hôn lên nỗi đau của kẻ khác. Anh dường như đã chết đi mà nay được sống lại, chỉ vì anh không còn loay hoay với nỗi bận tâm về mình, nhưng lại biết chia sẻ với nỗi đau của những con người bất hạnh hơn anh.
 
21. Đấng Bảo Trợ--‘Sống Tin Mừng’--R. Veritas
 
Cuốn phim có tựa đề: “Đời Vẫn Đẹp” do Roberto đạo diễn và thủ diễn. Cuốn phim đã nêu lên câu truyện của người Do Thái cùng với vợ và đứa con trai nhỏ bị Đức Quốc Xã đưa vào trại. Nhờ tài khôi hài, ông đã giữ vững được tinh thần của đứa con khi quân đội đồng minh đến giải thoát.
 
Cuốn phim hẳn gợi lại kinh nghiệm của bác sĩ Victo Rey, ba năm lưu đày tại Ba-Lan và nhiều trại tập trung khác của Đức Quốc Xã, đã giúp cho vị bác sĩ chuyên gia tâm lý này khám phá được một chân lý quan trọng trong cuộc sống của con người, chân lý đó là, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã đau thương nhất con người vẫn có thể tồn tại nếu họ có niềm tin và tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
 
Bác sĩ Brand đã quan sát những phản ứng khác nhau của các bạn tù của ông, có những người trước khi vào tù thì được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ, thế nhưng bỗng chốc lộ nguyên hình của những kẻ hèn hạ có thể bán đứng anh em vì một chút lợi lộc nhỏ mọn. Một số khác thoạt tiên thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo, thế nhưng liền sau đó thất vọng và ngã gục chỉ trong vài ngày. Trái lại, cũng không thiếu những người rất ít được mọi người chú ý đến, họ đã âm thầm chịu đựng cho đến cùng và được sống còn.
 
Tìm hiểu sự khác biệt giữa những hạng người trên đây, bác sĩ Brand khám phá ra rằng, chính mục đích và ý nghĩa của cuộc sống là sức mạnh làm cho con người tồn tại trong những điều kiện tột cùng khốn khổ của cuộc sống. Trong kinh nghiệm bản thân, bác sĩ Brand cho biết, chính tình yêu đối với vợ ông đã giúp cho ông tiếp tục tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống trong tận đáy của hỏa ngục. Mặc dù không biết vợ mình bị giam giữ ở đâu, còn sống hay đã chết, bác sĩ Brand đã chia sẻ kinh nghiệm như sau:
 
Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu, những ý nghĩ và hình ảnh người vợ yêu dấu của tôi, cho dẫu người ta có báo tin rằng vợ tôi đã chết thì tôi sẽ không bao giờ ngưng chiêm ngắm hình ảnh của nàng và thôi không chuyện vãn với nàng nữa. Càng lúc tôi càng cảm nghiệm được hình ảnh của vợ tôi; vợ tôi vẫn luôn ở bên cạnh tôi. Chính tình yêu đối với vợ đã mang lại hy vọng và sức mạnh giúp cho bác sĩ Brand chịu đựng mọi nghịch cảnh và tồn tại cho đến ngày được giải cứu khỏi các trại tập trung. Khám phá được ý nghĩa của cuộc sống, đây hẳn không phải là một điều xa xỉ hay phụ thuộc trong cuộc sống con người, mà là một nhu cầu hiện sinh còn quan trọng hơn cả các ăn thức uống của con người.
 
Ý nghĩa lẽ sống của người Kitô chúng ta chính là Chúa Giêsu Kitô, đây là điều một lần nữa hôm nay Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta.
 
22. Hiện diện của kẻ vắng mặt--“Như Thầy Đã Yêu”--Thiên Phúc
 
Có một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm. Ngày nọ, khi bước vào một công viên, ông đã gặp tổ kén lạ. Ông liền bứt cành cây đem kén bướm về nhà. Ít ngày sau, ông thấy nhúc nhích bên trong kén, nhưng con bướm vẫn chưa phá kén bay ra.
 
Hôm sau, kén lại nhúc nhích, nhưng chẳng có gì khác lạ. Lần thứ ba, vẫn thấy như trước, ông liền lấy giao rạch kén, thế là con bướm bò ra ngoài. Tuy nhiên, bướm không tăng trưởng và chẳng bao lâu thì chết.
 
Sau này, ông được người bạn là nhà sinh vật học cắt nghĩa như sau: Thiên nhiên đã xếp đặt cho con bướm phải đấu tranh mới thoát ra khỏi cái kén, vì nhờ đấu tranh gian khổ mà nó có thể phát triển mạnh mẽ để sinh tồn.
 
Muốn làm cánh bướm bay trên ngàn hoa rực rỡ, bướm phải làm kiếp sâu lặng lẽ, cô tịch trong vỏ kén lặng lờ, khuất nẻo. Muốn là con bướm bay trong bầu trời xanh ngắt, bướm phải là con sâu đen đủi xấu xa, vặn vẹo đau đớn trong tổ kén đợi chờ.
 
Để trở nên những tín hữu Kitô vững mạnh, tăng triển về đường thiêng liêng, chúng ta phải trải qua một thời kỳ gian khổ để tiến triển về mặt tâm linh, chúng ta cũng phải vượt qua đấu tranh thử thách. Nhưng trong những thời điểm ấy, Thiên Chúa luôn bên cạnh chúng ta, cho dù chúng ta không nhìn thấy Người.
 
23. Mồ côi
 
Mỗi khi đi tham dự đám tang của một người cha, hay của một người mẹ trẻ vừa mới nằm xưống, nhìn giải khăn xô buộc hờ hững trên mái đầu xanh, chúng ta cảm động như muốn khóc lên được. Đứa bé ngây thơ nhìn những nắm đất được ném xuống lòng huyệt lạnh. Nó chẳng hiểu gì cả. Nó đâu có biết rằng chết là ra đi vĩnh viễn, hai bờ bến ngàn trùng xa cách. Nó tưởng rằng ba nó hay mẹ nó đi thăm ông bà nội ngoại, mai mốt sẽ về và cho nó thật nhiều quà. Người khác nhìn vào sẽ cảm thấy chua xót và khóc thầm cho cuộc đời của nó. Ngày mai nó sẽ ra sao? Lớn lên, nó mới hiểu được rằng: mất cha, mất mẹ là một nỗi bất hạnh quá lớn không thể lalm cho vơi giảm, là một mất mát quá to không thể nào bù đắp.
 
Vì thế, người Âu châu có một ngày lễ rất đẹp vào Chúa nhật thứ hai trong tháng năm, đó là là ngày lễ của những người mẹ. Ngày lễ này được tổ chức để ghi nhớ công ơn mẹ hiền. Và những ai còn mẹ, khi đi ra ngoài đường sẽ được cài một bông hồng trên áo, để nói lên rằng người ấy thật hạnh phúc vì còn được sống bên người mẹ của mình.
 
Nếu có dịp ghé thăm một cô nhi viện, chúng ta sẽ thấy những em bé mồ côi quấn quít bên chúng ta, mong muốn được nói chuyện với chúng ta vì các em thiếu vắng một tình yêu thương chăm sóc.
 
Từ những kinh nghiệm cụ thể ấy, chúng ta dễ dàng hiểu được lời Chúa phán:
 
- Thầy không bỏ các con mồ côi.
 
Thực vậy. Trước khi từ giã các môn đệ, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các ông, đã căn dặn các ông những điều cuối cùng và nhất là đã trăn trối cho các ông bổn phận phải yêu thương nhau.
 
24. Chúng ta không mồ côi
 
Người ta kể lại rằng: Sau nghi lễ đăng quang, Đức Piô XI đã trở về phòng riêng, ngồi vào chiếc ghế vị tiền nhiệm là Đức Bênêdictô XV, tự nhiên một nỗi lo âu xâm chiếm. Ngài nhìn thấy con đường trước mặt thật tăm tối: Một Giáo hội bị tấn công về mọi mặt. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa chấm dứt, nhưng chiếc ngòi nổ vẫn còn âm ỉ. Trong lúc chán nản, ngài đã làm công việc duy nhất mà một người lo âu có thể làm, đó là quì xuống cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện như thế, tay ngài đưa ra và chạm vào một bức ảnh còn lại trên bàn giấy của đức Bênêdictô. Ngài cầm bức ảnh ấy lên xem và bổng nỗi lo sợ tan dần. Tâm hồn ngài tràn ngập an bình. Đó là bức ảnh Chúa Giêsu đang truyền cho sóng gió yên lặng. Từ đó, ngài luôn để bức ảnh ấy trên bàn và mỗi khi lo âu chuyện gì, ngài liền nhìn vào và nhớ lại rằng: Chúa Giêsu chỉ cần phán một lời là sóng yên biển lặng.
 
Chúa Giêsu ở trong chúng ta và Ngài đã mang lại sự bình an cho tâm hồn. Bởi đó, giữa những cơn sóng gió của cuộc đời, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ, chạy đến với Ngài và nài xin: Lạy Chúa, xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất.
 
25. Yêu là vâng lời
 
Có lần đi shopping sắm đồ, tôi quan sát được câu chuyện về một bà mẹ và đứa bé trai của bà trong cửa tiệm tạp hóa. Bé trai theo mẹ đi chọn lựa hàng hóa, gặp thấy bất kỳ món đồ nào, nó cũng với lên lấy xuống, lôi ra khỏi kệ, làm rơi rớt tung tóe. Lúc đầu, người mẹ cầm chặt tay đứa bé lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng làm như thế nghe con!” Nó ngoan ngoãn đáp lại: “Dạ vâng!”
 
Nhưng được một lúc, nó lại nghịch. Người mẹ vẫn kiên nhẫn dạy con: “Đừng làm như thế nữa nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Sau đó một lúc, nó lại làm y như thế. Bà mẹ cầm chặt lấy tay nó, nhìn thẳng vào mặt, dùng ngón tay trỏ chỉ vào giữa trán, và nói bằng một giọng nghiêm khắc: “Đừng làm như thế nữa nghe chưa?” Em bé biết rằng không thể tiếp tục làm như vậy được nữa. Nó nhìn thẳng vào mẹ với cái miệng mếu mếu và những giọt nước mắt lưng tròng: “Mẹ, con thương mẹ mà." Bà mẹ mỉm cười rồi nói “Nếu con thương mẹ, tại sao con không nghe lời mẹ?” Em bé im lặng, chẳng nói tiếng nào.
 
Sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa cũng giống như sự vâng lời của con cái đối với cha mẹ. Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy."
 
26. Tình yêu là liên đới
 
Nói đến bản chất của tình yêu đích thực làm tôi nhớ đến chàng thanh niên tôi đã gặp khi vừa thụ phong linh mục. Anh có một người vợ rất dễ thương, ba đứa con thật ngộ nghĩnh. Mới gặp họ ở cuối nhà thờ sau thánh lễ tạ ơn, tôi cứ tưởng họ là một gia đình hạnh phúc với nếp sống đạo đức. Tôi cảm thấy rất thoải mái chuyện trò với họ. Rồi họ mời tôi ghé thăm gia đình vài lần. Một bữa nọ, một mình người chồng đến gặp tôi và nói: “Cha ơi! Con đang tính bỏ vợ con."
 
Vừa nghe những lời đó, tôi hoảng hốt, hỏi anh lý do tại sao muốn bỏ vợ: Có đánh nhau không? Vợ hay chồng có người yêu khác? Vấn đề tiền bạc? Vấn đề sinh lý? Chuyện gia đình cha mẹ hai bên? Nghiện ngập thuốc phiện, xì ke, nhậu nhẹt, bài bạc casino… hay vấn đề gì?
 
Người chồng trả lời “Không có vấn đề gì cả!” “Thế tại sao muốn bỏ vợ?” Tôi hỏi. “Con cũng chẳng biết nữa”, anh đáp “con chỉ đoán là con không còn cảm thấy yêu thương vợ con như khi xưa!”
 
Vào thập niên 70, xã hội Tây phương bắt đầu tiếp nhận một quan niệm cho rằng nếu phải làm một điều gì mà không cảm thấy thích hay muốn làm, đều là giả hình. Cảm giác thích thú và sự ước muốn là động lực cho mọi hành động. “Nếu cảm thấy vui vẻ, thoải mái, cứ làm." Những câu hỏi: “How are you? How do you feel?” “Bạn cảm thấy thế nào?” đã trở nên khuôn mẫu trong cuộc đàm thoại hằng ngày.
 
Cách suy nghĩ theo cảm giác bắt nguồn từ triết gia người Đức, Nietzsche, người đã coi “Ước muốn” là căn bản tối thượng của thực tại. Năm 1973, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hợp pháp hóa việc phá thai có thể được hiểu trong quan niệm này. Họ lý luận rằng ngay cả việc giết chết một em bé chưa sinh ra cũng được phép miễn là người mẹ lựa chọn một cách tự do theo ý muốn của mình!
 
Tôi không muốn lý sự với anh bạn này. Tốt hơn, tôi hỏi anh: “Anh có nghĩ rằng một ngày nào đó anh sẽ không còn yêu thương con cái của anh nữa không?” Bàng hoàng, anh trả lời ngay: “Không. Không bao giờ có chuyện đó. Con sẽ luôn luôn yêu thương con cái của con, bất kể trong hoàn cảnh nào." Rồi tôi hứa sẽ cầu nguyện cho anh, cho vợ anh và gia đình.
 
Hai năm sau, tôi gặp lại gia đình anh. Dĩ nhiên là họ vẫn còn chung sống với nhau. Tôi không biết họ có thật sự hạnh phúc không, nhưng tôi biết rõ họ lại có thêm một người con nữa!
 
27. Yêu như Chúa yêu
 
Cách đây không lâu, một bác sĩ giải phẫu người Mỹ đã vâng theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, yêu thương tha nhân bằng cách ban tặng chính bản thân mình cho họ. Ông đã trở nên một nhà truyền giáo phục vụ trong ngành y khoa. Từ bỏ quê hương, ông đi tới một hòn đảo xa xôi trên biển Thái Bình dương, nơi dân chúng sống nghèo khổ, bệnh tật vì thiếu thuốc. Sau một thời gian, để tạo sự bất ngờ cho bác sĩ, vị mục sư ở Mỹ đã đến thăm ông mà không báo trước. Khi mục sư đến, ông bác sĩ đang sửa soạn giải phẫu cặp mắt của một em bé gái 8 tuổi. Vị mục sư đã quan sát cuộc giải phải xảy ra qua cái cửa sổ của một căn chòi nhỏ. Sau ba giờ đồng hồ, bác sĩ đi ra khỏi phòng mổ và nói: “Đôi mắt của cô bé rất tốt. Em sẽ mau khỏi bệnh." Rồi ông đi ra gặp mục sư của mình. Khi bàn về cuộc giải phẫu vừa mới xảy ra, mục sư hỏi: “Ông sẽ được trả bao nhiêu tiền cho cuộc giải phẫu đó nếu ông giải phẫu ở Mỹ?” “Chừng 3000 đô la, tôi đoán như vậy”, bác sĩ trả lời. “Vậy ở đây người ta trả ông bao nhiêu?” mục sư hỏi. “Tôi không biết nữa, chỉ vài xu và nụ cười của Thiên Chúa” ông bác sĩ nói. Rồi đặt tay lên vai mục sư, ông lay nhẹ và nói, “Nhưng lạy Chúa, cuộc sống ở đây thật tuyệt vời!”
 
Món quà tình yêu của Thiên Chúa ban nhưng không cho ta qua Đức Giêsu Kitô, mặc dù là vô giá, nhưng không phải là không có điều kiện. Giống như tất cả các loại tình yêu, Tình Yêu Thiên Chúa cũng có những đòi hỏi. Và một trong những đòi hỏi nặng nề nhất của Người, một đòi hỏi thường xuyên, đó là chia sẻ tình yêu thương đó cho tha nhân. Khi chúng ta đáp lại lời mời gọi: “Hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu thương các con”
 
28. Sự sống mới
 
Câu lạc bộ “Bạn giúp bạn” hình thành tại Sài gòn năm 1996, do bác sĩ Nguyễn Bửu Hiền điều hành với sáu thành viên đều đã nhiễm HIV. Những “người bạn” này tự nghĩ: Cuộc đời mình dù đã tới dấu chấm hết, nhưng vẫn còn có thể có ích cho xã hội, họ đã dấn thân phục vụ bằng những việc đơn giản như an ủi, động viên và chăm sóc các bệnh nhân khác để chính họ cũng sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời.
 
Hiện nay, câu lạc bộ “Bạn giúp Bạn” đã có khoảng 500 thành viên tỏa mạng lưới ở khắp quận huyện. Ban điều hành gồm 12 người, trong đó có ba người Công giáo, riêng nữ tu Trần thị Kim Loan, dòng Da minh Tam Hiệp là phó chủ nhiệm phụ trách hoạt động xã hội và tham vấn cho người nhiễm HIV. Trụ sở đặt tại 43 đường Lam Sơn, quận Bình Thạnh.
 
Chị Kim Loan kể lại một kỷ niệm về một nhạc sĩ mất vào tháng 8 năm 1998. Trước đó, anh đã xin được chịu Bí tích Thánh tẩy với một đức tin mạnh mẽ: “Mỗi lần cùng với tôi ra vào bệnh viện Nhiệt Đới ở Chợ Quán, khi ngang qua tượng đài Đức Mẹ, anh thường đề nghị dừng lại cầu nguyện. Khi trước, mỗi đêm chơi nhạc, được bao nhiêu tiền anh đều phung phí hết. Bây giờ, anh đưa hết cho tôi vì muốn góp một phần khiêm tốn cho những bệnh nhân nghèo. Chính việc này đã giúp anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời còn lại, và anh đã ra đi bình an trong tình yêu của Chúa."
 
Đứng trước căn bệnh thế kỷ đầy nghiệt ngã, người nhạc sĩ này vẫn mang một phong thái an nhiên tự tại, chính là vì anh đã biết thoát ra khỏi nỗi đau của mình để hôn lên nỗi đau của kẻ khác. Anh dường như đã chết đi mà nay được sống lại, chỉ vì anh không còn loay hoay với nỗi bận tâm về mình, nhưng lại biết chia sẻ với nỗi đau của những con người bất hạnh hơn anh.
 
Kitô hữu là người tin vào Đấng đã chết và đã sống lại. Đấng đang sống sự sống tràn đầy sung mãn của Thiên Chúa, và Người mời gọi các tín hữu hãy ở lại trong Người cũng là ở trong Cha, và Thầy ở trong anh em."
 
29. Tình yêu là ánh nắng trên giọt sương
 
Ta hãy nhìn vào gương thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ngài chu toàn mọi bổn phận cách thật hoàn hảo. Dù quét nhà, dù giặt dủ, dù làm vườn, dù dọn áo lễ, thánh nữ làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa. Ngài thường nói: “Hãy nhìn hạt sương buổi sáng. Hạt sương tầm thường chẳng có giá trị gì. Nhưng khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, hạt sương toả sáng lóng lánh như hạt ngọc quí giá. Những việc chúng ta làm chỉ là những hạt sương tầm thường. Nhưng tình yêu là ánh sáng mặt trời làm cho những việc tầm thường trở nên giá trị." Việc giữ luật của chúng ta sẽ là tầm thường, nặng nề nếu không xuất phát từ tình yêu.
 
30. Lề luật yêu thương
 
Fort Hancock ở đầu xa nhất của miền đất Sandyhock chạy dài tới bờ biển New Jersey. Trong thời kỳ thế chiến thứ hai, nơi này là trung tâm huấn luyện quân đội. Tại khu vực này, có một thường dân rất hăng say đem Tin Mừng Chúa Kitô cho hàng ngàn thanh niên đóng ở đó, nhưng các Vị chỉ huy quân đội không cho phép người đó vào gặp các thanh niên. Anh liền nghĩ ra một phương pháp truyền giáo thực hay: anh đặt một hãng chuyên môn về những hàng mới, làm cho anh vài ngàn tấm gương soi, có đường kính chừng 8 centimet. Ở mặt sau tấm gương, người đó in những lời Tin Mừng theo thánh Gioan 3, 16: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời." Bên dưới những lời này, người đó chỉ dẫn: “Nếu bạn muốn nhìn người mà Thiên Chúa yêu thì hãy nhìn ở mặt kia." Thật là ý nghĩa tuyệt vời, mỗi quân nhân nhìn ngắm mình là họ nhìn thấy người mà Thiên Chúa yêu.
 
Trên tấm gương soi đó, ta có thể in Mười giới răn như là bằng chứng Thiên Chúa yêu chúng ta. Chúa Giêsu vừa nói với chúng ta: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn thầy."
 
31. Tình yêu nhập thể
 
Có hai bạn trẻ chơi thân với nhau, một da đen ở miền quê nghèo nàn, một da trắng ở chốn đô hội xa hoa. Một hôm anh da đen lên thành phố thăm bạn. Cả hai vừa đi dạo vừa trò chuyện dưới ánh nắng chiều, bỗng anh da trắng ngạc nhiên thấy bạn mình đứng khựng lại, không nói gì nữa và trông như đang cố lắng nghe một tiếng gì ở đàng xa.
 
- Cái gì thế?
 
- Có tiếng chim sâu ở gần đây!
 
- Làm sao thành phố mà có chim sâu được, chỉ toàn là tiếng xe cộ ồn ào.
 
Đi thêm một quãng, anh da đen chỉ cho bạn thấy con chim sâu đang hót trong vườn cây một khu nhà cũ. Anh da trắng khen bạn:
 
- Tai anh tốt quá!
 
- Không đâu, tai tôi chẳng hơn gì tai anh nhưng vì tôi ở miền quê, quen với tiếng chim và thích nghe chim hót mà thôi.
 
Nói đoạn anh lấy mấy đồng bạc cắc thảy xuống đường. Lập tức có mấy người đi trước quay lại, tưởng có ai đánh rơi tiền. Anh da đen nói:
 
- Thính tai nhỉ! Thế mà tiếng chim hót lại chẳng mấy ai nghe thấy!
 
Người ta không chỉ đánh mất một nét đẹp của cuộc sống, mà mất cả cuộc sống khi không biết đến tình yêu. Với nhân loại tội lỗi, Thiên Chúa là tình yêu đã đích thân đến sống giữa thế gian, để “ban cho họ một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng họ ... lấy khỏi mình họ trái tim chai đá và ban cho họ một trái tim bằng thịt” (Ed 11,19).
 
Thiên Chúa không yêu bằng một tình yêu trừu tượng, xa vời, mà là một tình yêu nhập thể trong một con người cụ thể, sống động và gần gũi với cuộc sống mỗi người.
 
32. Vì Ngài là Tình Yêu
 
Năm thánh 2000 ghi dấu một niềm vinh hạnh cho người Việt Nam khi ĐHY Nguyễn Văn Thuận được mời giảng phòng Mùa Chay cho giáo triều Rô-ma. Những bài giảng của ngài được in thành cuốn ‘Chứng nhân hy vọng’ được nhiều người yêu thích.
 
ĐHY đã có một bắt đầu gây ngạc nhiên: "Tôi đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu, vì tôi yêu thích những khuyết điểm của Ngài."
 
Rồi ngài kể “các khuyết điểm của Chúa” mà ngài yêu thích, như Chúa không có trí nhớ tốt – quên hết tội người ta; làm toán kém - bỏ 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc; luận lý dở - tìm được một đồng bạc mà mở tiệc ăn mừng; có tính phiêu lưu - Chúa kêu gọi nhiều người theo Chúa đi loan báo Tin Mừng mà chẳng có gì bảo đảm cho cuộc sống của họ và của chính Chúa: "Con Người không có chỗ gối đầu" !!!
 
Sau khi kể ra các khuyết điểm của Chúa Giêsu, ĐHY đặt câu hỏi cho mọi người: “Nhưng chúng ta tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu có những khuyết điểm như thế?"
 
Để đi đến kết luận: "Vì Ngài là Tình Yêu (Cf 1Ga 4,16). Tình yêu đích thực không lý luận, không đo lường, không dựng lên những hàng rào, không tính toán, không nhớ đến những xúc phạm và không đặt điều kiện. Nói theo kiểu thời nay: tình yêu không cân, đo, đong, đếm."
 
Kết luận của ĐHY thực là một tiếng chuông gióng lên nhắc tôi chớ để có sự tương phản giữa niềm tin và cuộc sống mình khi bỏ quên Thần Khí tình yêu của Đức Kitô, để Chúa ở trong tôi, món quà quí giá nhất Chúa để lại cho mọi người.
 
Chúa đã kết án thế gian là không thấy và cũng chẳng biết được Thần Khí tình yêu của Chúa; nhưng tôi có thấy và để Thần Khí tình yêu của Chúa điều khiển cuộc sống của tôi không?


33. Một người bạn
 
Đây là câu chuyện có thật của một linh mục. Một hôm xe tôi bị chặn lại vì chạy quá tốc độ. Tôi biết tôi đã sai. Tôi đã trễ làm lễ ở một nhà thờ truyền giáo xa xôi. Tôi đang lái xe trên một đường cao tốc bốn làn hoàn toàn mới và hầu như không có phương tiện lưu thông. Khi tôi nhìn thấy những ánh đèn xanh và vàng nhấp nháy sau lưng, tôi biết rằng mình sẽ cử hành Thánh lễ muộn hơn.
 
Sau khi cảnh sát tuần tra lấy bằng lái xe của tôi, anh ta quay trở lại xe của mình. Tôi đợi anh trở lại để tuyên bố lỗi lầm của tôi. Trong khi tôi chờ đợi, một chiếc xe cảnh sát khác dừng lại phía sau chiếc đầu tiên. Người lính cầm bằng lái của tôi đi đến chiếc xe thứ hai. Mức độ lo lắng của tôi tăng lên.
 
Anh ấy rời chiếc xe thứ hai và trở lại xe của tôi. Anh ta đưa bằng lái cho tôi và nói: “Trung sĩ nói rằng ông là bạn của anh ta. Hãy giảm tốc độ và lái xe cẩn thận.” Anh trở lại xe của mình và chạy đi. Và tôi đã làm như vậy.
 
* Tôi đã phạm luật. Tôi đáng phải nộp phạt, nhưng vì tình bạn, lỗi lầm của tôi đã được tha và quên đi. Tôi không bị phạt. Đây là cách ơn Chúa hoạt động. Chúng ta được cứu vì Chúa Giêsu coi chúng ta là bạn hữu của Người, như bài Tin Mừng hôm nay đã nói.
 
34. Hoạt động của Chúa Thánh Thần
 
Một phi công, một giám đốc doanh nghiệp, một mục sư và một hướng đạo sinh đang cùng nhau bay trên một chiếc máy bay nhỏ thì họ đột nhiên gặp sự cố động cơ. Chỉ trong vòng vài phút, viên phi công nói: “Chiếc máy bay này đang lao xuống. Và tôi nhận thấy chúng ta chỉ có ba chiếc dù. Tôi có vợ con ở nhà. Họ đang đợi tôi ăn tối.” Nói xong, viên phi công lấy dù và nhảy xuống.
 
Ngay lập tức giám đốc doanh nghiệp lên tiếng: “Mọi người nghĩ tôi là người thông minh nhất trên trái đất. Nếu tôi chết trên chiếc máy bay này, đó sẽ là một tổn thất lớn không chỉ đối với công ty của tôi mà còn đối với thế giới.” Nói xong, anh chộp lấy một chiếc dù và nhảy xuống.
 
Rồi vị mục sư quay sang hướng đạo sinh và nói: “Con trai, con còn trẻ, còn cha thì đã già. Con còn có cuộc sống phía trước. Tôi đã hoàn thành cuộc đời của tôi. Hãy lấy chiếc dù còn lại và nhảy đi.” Nhưng hướng đạo sinh nói: “Xin cha yên tâm, người đàn ông thông minh nhất thế giới vừa chộp lấy ba lô của con và nhảy xuống!”
 
* “Khi Thánh Thần đến, Ngài sẽ dạy dỗ anh em mọi điều” (c. 26). Bạn đã gặp được một giáo viên giỏi? Ông ấy hoặc cô ấy như thế nào? Những người thầy vĩ đại đánh thức khả năng, khai sáng chúng ta để chúng ta trở thành một con người tốt. Chúa Thánh Thần giống như một người thầy tốt.
 
35. Món súp vịt
 
Đây là một câu chuyện về Nasruddin do cha Anthony de Mello, SJ kể lại. Một lần kia, một người họ hàng đến thăm Nasruddin, mang theo một con vịt làm quà. Con vật được làm thịt và dọn món ăn. Chẳng mấy chốc, hết người này đến người khác bắt đầu gọi điện, mỗi người đều tự xưng là bạn thân của “người đã mang vịt đến cho ông”. Tất nhiên, mỗi người đều mong đợi được ăn uống và ở lại vui chơi vì bữa tiệc  của con vật đó. Cuối cùng, vị giáo sĩ không thể chịu đựng được nữa. Nhưng một hôm, có một người lạ đến nhà ông và nói: “Tôi là bạn thân của người bà con đã mang vịt đến cho ông.” Và cũng  giống như những người khác, anh ta ngồi xuống mong được cho ăn. Nasruddin đặt một bát nước bốc khói trước mặt anh. Người lạ hỏi: “Cái này là cái gì vậy?” Giáo sĩ nói: “Cái này là món xúp vịt do bạn anh mang đến cho tôi.”
 
* De Mello muốn nói: “Người ta nghe nói về những người trở thành đệ tử của đệ tử của đệ tử của một người đã trải nghiệm Thần Linh. Làm thế nào bạn có thể hôn ai thông qua một sứ giả? Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải có trải nghiệm trực tiếp về Thần Khí của Thiên Chúa Ba Ngôi đang sống trong chúng ta và chia sẻ với những người khác như Philipphê đã làm (Cv 8,5-8).
 
36. Bị thuần hóa
 
Một lần kia, một người dân tộc sống trong rừng đã tìm được quả trứng của một con đại bàng, mang nó về nhà và cho ấp cùng với những quả trứng gà khác.
 
Con đại bàng bắt đầu nở ra và lớn lên cùng với những con gà khác trong trang trại. Nó tập ăn sâu bọ, mổ thóc và đi đây đó như những con gà con khác. Nhưng nó chưa bao giờ học cách bay như đại bàng.
 
Một hôm, khi đang bới đất kiếm ăn, nó nhìn thấy một con đại bàng bay cao trên bầu trời một cách oai vệ. Con đại bàng nhỏ bắt đầu nhìn vào nó và ngưỡng mộ sự hùng vĩ của nó. Những chú gà con khác đến chỗ đại bàng con và nói: “Hãy nhìn xem, con đó là đại bàng, vua của các loài chim. Bạn và tôi là gà và chúng ta không thể bay như đại bàng đó. Hãy để anh ấy yên còn chúng ta đi tìm thức ăn”. Con đại bàng tội nghiệp từ đó cứ tưởng nó là gà và sống kiếp như một con gà và không bao giờ học bay.
 
* Kitô hữu nào không để cho Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong mình thì giống như con đại bàng trong câu chuyện, không nhận ra nó là ai và nó có khả năng gì (Cha Eugene Lobo SJ).
 
37. Chuyện vui
 
1.Luật sư và Giáo hoàng chết cùng một lúc và cùng lên Thiên đàng. Sau khi họ ở đó một lúc, Giáo hoàng nhận thấy rằng luật sư được đối xử tốt hơn ngài một chút. Vì vậy, ngài đến gặp thánh Phêrô và hỏi: “Ngài có biết vị luật sư mới cùng đến đây với con không? Vâng, con không phàn nàn gì lắm, nhưng anh ấy có vẻ được đối xử tốt hơn con một chút…Anh ấy có một ngôi nhà tốt hơn và nhiều người hầu hơn. Con không hiểu. Con đã từng là Giáo hoàng và phụng sự Chúa cả đời; anh chàng này chỉ là một luật sư. Tại sao vậy?” Thánh Phêrô trả lời: “Ngài phải hiểu rằng chúng ta luôn có các Giáo hoàng; đây là luật sư đầu tiên mà chúng ta từng có.”
 
2. Một luật sư đi nghỉ ở một thị trấn nông nghiệp nhỏ. Khi đang đi bộ qua các con đường, anh nhận thấy một chiếc ô tô đã bị tai nạn. Vẫn thường như vậy, một đám đông lớn đã tụ tập chặt kín. Luật sư rất muốn đến chỗ người bị thương, nhưng anh ta không thể đến gần chiếc xe. Là một người khá thông minh, anh ta bắt đầu hét lớn: “Cho tôi qua! Cho tôi qua! Tôi là con trai của nạn nhân.” Đám đông nhường đường cho anh. Nằm phía trước xe là một con lừa!
 
3. Trong xưởng in tiền, tờ năm ngàn đồng và tờ hai trăm ngàn trở thành bạn của nhau. Rồi chúng được tách ra và đưa vào lưu hành. Sáu năm sau, chúng tình cờ nằm trong cùng một đống tiền được trả lại cho ngân hàng để tiêu hủy. Vì vậy, một người hỏi tờ hai trăm ngàn: “Cuộc sống của bạn thế nào?” Tờ hai trăm ngàn đáp: “Ồ, thật tuyệt vời! Tôi đã được đến Đà Nẵng, đến Quảng Ninh, năm ngoái đến xem nhạc nước ở Phú Quốc, thật tuyệt vời. Còn bạn, cuộc sống của bạn thì sao?” Tờ năm ngàn đáp: “Tệ thật! Tuần nào cũng vậy: nhà thờ, nhà thờ, nhà thờ.” Hừm!
 
38. Tin vào sức mạnh
 
Trên bờ sông có một ẩn sĩ. Hơn ba mươi năm ông ta đã thực hiện ‘Sadhana’ để đi trên mặt nước. Ông là một tín đồ trung thành của Giáo chủ Krishna. Ông ta duy trì sự sống của mình chỉ bằng sữa bò được cung cấp bởi một cô bé mười một tuổi, sống ở bờ bên kia sông. Một ngày nọ, mẹ cô nói với con gái: “Có những đám mây dày đặc và sắp có một trận mưa như trút nước và dòng sông sẽ bị ngập lụt. Hãy nói với ẩn sĩ rằng con sẽ không thể đến vào ngày mai. Cô gái đã làm như mẹ dạy. Nhưng vị ẩn sĩ nói với cô gái: “Đừng lo lũ lụt. Ta sẽ dạy cho con một câu ‘thần chú’ và con có thể đi trên mặt nước. Nhắm mắt lại và lặp lại ‘Krishna, Krishna, Krishna’ và con có thể thoải mái bước đi trên mặt nước.” Đúng như dự đoán, trời đổ mưa xối xả và nước sông tràn bờ. Cô gái chuẩn bị mang sữa đến cho ẩn sĩ. Người mẹ ngăn cản. Nhưng cô gái nói với mẹ rằng vị ẩn sĩ đã dạy cho cô một câu thần chú để đi trên mặt nước. Tin lời cô, người mẹ cho phép cô đi. Cô gái đi ra sông, nhắm mắt lại, lặp đi lặp lại ‘Krishna, Krishna, Krishna’ và bước đi trên mặt nước dễ dàng. Vị ẩn sĩ nhìn cô với sự kinh ngạc. Lặp lại ‘câu thần chú’, cô gái lại bước đi trên mặt nước trở về nhà. Vị ẩn sĩ tự nghĩ: “Thật tuyệt vời, tôi đã giúp cô gái đó đi trên mặt nước. Tôi có sức mạnh. Bây giờ hãy để tôi thử cho chính mình.” Một cách tự tin, ông ta bước xuống nước và chết đuối ngay lập tức.
 
* Cô gái trẻ có niềm tin mãnh liệt vào câu thần chú do vị ẩn sĩ truyền đạt, một niềm tin mà bản thân vị ẩn sĩ không có. Đó là niềm tin tiềm ẩn có thể làm nên những điều kỳ diệu trên thế giới này. [G. Francis Xavier trong Những câu chuyện truyền cảm hứng hay nhất thế giới; được trích dẫn bởi cha Botelo).
 
39. Không mồ côi
 
Margaret Fishback, một phụ nữ trẻ, người đã tìm kiếm hướng đi ở ngã ba đường của cuộc đời mình, đã sáng tác một bài thơ hay với tựa đề “Dấu chân,” đã xuất hiện trên các tấm bảng, thẻ, lịch, và áp phích và được hàng triệu người trên khắp thế giới trân trọng. “Một đêm nọ, tôi có một giấc mơ. Tôi mơ thấy mình đang đi bộ dọc theo bãi biển với Chúa; và trên bầu trời lóe lên những cảnh tượng trong cuộc đời tôi. Trong mỗi cảnh, tôi nhìn thấy hai cặp dấu chân, một cặp thuộc về tôi và cặp kia thuộc về Chúa. Khi cảnh cuối cùng của cuộc đời vụt hiện ra trước mắt, tôi nhìn lại, tôi nhìn những dấu chân trên cát. Tôi nhận thấy rằng nhiều khi trên đường đời chỉ có một dấu chân. Tôi cũng nhận thấy rằng nó xảy ra vào những thời điểm tồi tệ nhất và buồn bã nhất trong cuộc đời tôi. Điều này thực sự làm tôi thắc mắc, và tôi đã hỏi Chúa về điều đó. “Lạy Chúa, Ngài nói rằng một khi con đã quyết định theo Ngài, Ngài sẽ cùng con đi suốt quãng đường, nhưng con đã nhận thấy rằng trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời, chỉ có một dấu chân. Con không hiểu tại sao trong lúc con cần Chúa nhất thì Chúa lại bỏ con một mình.” Chúa trả lời: “Hỡi đứa con bé bỏng yêu quý của Ta, Ta yêu con và sẽ không bao giờ rời xa con trong lúc con gặp thử thách và đau khổ. Khi con chỉ nhìn thấy một cặp dấu chân, đó là lúc Ta đang ẵm con”.
 
* Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết rằng mặc dù hành trình cuộc đời chúng ta không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nó không đơn độc một mình. [John Picchappilly in The Table of the Word; được trích dẫn bởi cha Botelo).
 
40. Niềm tin tưởng
 
Có một câu chuyện cảm động kể về một mục sư khiêm nhường, tận tụy, có đứa con trai nhỏ bị bệnh nặng. Sau khi cậu bé trải qua một loạt các xét nghiệm toàn diện, người cha được thông báo một tin sốc rằng con trai mình mắc bệnh nan y. Cậu bé đã nhận Chúa Kitô làm Cứu Chúa của mình, vì vậy mục sư tin rằng cái chết sẽ đưa cậu vào vinh quang. Tuy nhiên ông tự hỏi làm thế nào để báo tin cho một người đang trong độ tuổi thiếu niên rằng cậu sẽ sớm qua đời. Sau khi sốt sắng cầu nguyện tìm sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, ông đi qua khu bệnh viện với tấm lòng nặng trĩu để đến bên giường cậu bé. Đầu tiên, ông đọc một đoạn Kinh Thánh và dành thời gian cầu nguyện với đứa con thân yêu của mình. Rồi ông nhẹ nhàng nói với cậu rằng các bác sĩ đã nói rằng cậu chỉ còn sống được vài ngày nữa. Người cha sùng đạo hỏi: “Con có sợ gặp Chúa không, con trai?” Chớp mắt gạt đi vài giọt nước mắt, cậu bé dũng cảm nói: “Không, không đâu nếu Ngài giống bố!”
 
41. Niềm hi vọng
 
Tác giả và nhà viết kịch, Václav Havel đã bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vào năm 1979 vì tham gia vào phong trào nhân quyền ở Séc. Mặc dù sau này trở thành tổng thống của đất nước mình (1989), nhưng ông đã phải chịu đựng nhiều năm bị từ chối và ngược đãi vì niềm tin của mình. Khi được hỏi lý do tại sao ông vẫn hy vọng khi đối mặt với quá nhiều sự thù địch, ông trả lời: “Hy vọng là định hướng của tinh thần, định hướng của trái tim; nó vượt qua thế giới được trải nghiệm trực tiếp và nó được neo đậu ở một nơi nào đó ngoài tầm nhìn của nó. Hy vọng, theo nghĩa sâu sắc và mạnh mẽ này, không giống như niềm vui khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, hay sự sẵn lòng đầu tư vào những doanh nghiệp rõ ràng đang phát triển thành công, mà là khả năng làm việc vì điều gì đó tốt đẹp, không chỉ vì nó có cơ hội thành công” (Disturbing the Peace, Alfred A. Knopf, New York: 1990).
 
* Trong bài đọc thứ hai trích thư 1 Phêrô, tác giả khuyên các tín hữu hãy tràn đầy niềm hy vọng tương tự, bất chấp sự thù địch và bách hại mà họ phải chịu vì dấn thân theo Chúa Kitô. (Hồ sơ Sanchez).


CNPS 6B -

Lời |Chúa
TRUYỆN KỂ
1. truyện


CNPS 6C -

Lời |Chúa
TRUYỆN KỂ
1. truyện


Lễ kính -

Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1. truyện


THỨ HAI - Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần
 
Lời Chúa: Ga 15, 26-16, 4
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Đấng Phù Trợ đến, Đấng Thầy sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với Thầy từ ban đầu.
 
Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Đã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Thập Giá và Đức Kitô
 
Tại một trung tâm truyền giáo bên Italia, người ta đọc thấy một bài thơ với nội dung như sau: Bạn thân mến, tôi đã tìm một Thập giá. Một hôm tại tiệm bán đồ cổ, tôi đã mua được một tượng Đức Kitô, đây là Đức Kitô tuyệt đẹp nhưng sứt mẻ và bơ vơ vì bị tách lìa khỏi Thập Giá. Tôi chợt nghĩ không chừng bạn đang có một Thập giá, nhưng là một Thập giá trơ trụi không có Đức Kitô. Đức Kitô của tôi không có nơi ngơi nghỉ vì thiếu Thập giá, còn Thập giá của bạn thì lại thiếu Đức Kitô. Đức Kitô không Thập giá và Thập giá không Đức Kitô. Tôi xin đề nghị với bạn: tại sao chúng ta không liên kết cả hai lại? Tại sao bạn không trao Thập giá trống trơn của bạn cho Đức Kitô? Bạn chỉ có một thập giá đơn độc trống rỗng lạnh giá vô nghĩa, một Thập giá không có Đức Kitô. Hẳn bạn đã hiểu đau khổ như thế là vô lý, tôi không hiểu được tại sao bạn lại chịu đau khổ như thế từ bao lâu nay. Một thập giá không có Đức Kitô là một tra tấn, là nguyên nhân dẫn đến thất vọng. Giờ đây bạn đã có liều thuốc trong tay, bạn sẽ không còn đơn phương chịu đau khổ nữa. Bạn hãy trao cho tôi Thập giá trống không của bạn, tôi sẽ trao cho bạn Đức Kitô sứt mẻ của tôi. Bạn hãy trao Thập giá và hãy đón nhận Đức Kitô, rồi bạn sẽ thấy mọi sự đổi thay, bạn sẽ không còn đơn độc trong đau khổ, bởi vì trong Thập giá của bạn có Đức Kitô.
 
Bách hại, khổ đau là phần số gắn liền với ơn gọi Kitô hữu.
 
2. Thần Khí sự thật
 
Cha Paul Wharton có kể lại câu chuyện: Một chàng thanh niên trẻ đến xin học một người thợ cả tài năng chuyên làm những bức tranh kiếng màu như chúng ta thường thấy tại các nhà thờ ở Âu Mỹ. Sau thời gian thụ huấn cần thiết, người học trò vẫn không thể đạt được những tác phẩm mang dấu ấn như thầy. Anh nghĩ có lẽ dụng cụ làm việc của thầy đặc biệt hơn nên anh xin thầy cho mượn dụng cụ của thầy.
 
Sau bảy tuần lễ, chàng trai đến nói với sư phụ: “Thưa thầy, con không thể làm được bất cứ tác phẩm nào đẹp đạt được với những dụng cụ mà thầy đưa." Vị sư phụ điềm đạm trả lời: “Không phải dụng cụ của thầy mà con cần để làm nên tác phẩm, nhưng đó là “spirit of the mastes you need” chúng ta có thể hiểu rằng đó là “tinh thần, linh hồn, nghị lực” của người thầy mà người học trò cần thiết phải có” (Theo Discipleship, Stories and Parables, Paulist Presse).
 
Chúa Thánh Linh luôn ở trong người môn đệ, thánh Phaolô nhấn mạnh người môn đệ có Thần Khí như cây tươi tốt kết tinh hoa trái. Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ… (x. Gl 5,22-23).
 
3. Đấng Phù Trợ
 
“Đấng phù trợ” dịch từ chữ hy lạp Parakletos, chỉ một nhân vật thế giá đến đứng bên cạnh người bị cáo trong một phiên tòa. Khi nhân vật thế giá đến đứng bên cạnh người bị cáo thì tình hình đổi khác rất nhiều: đối với người bị cáo thì người này bớt sợ và an tâm hơn vì đã có người hỗ trợ tinh thần mình, đồng minh với mình, giúp mình biết trả lời sao cho khéo léo, và khi cần thì đích thân lên tiếng bênh vực mình. Đối với quan tòa thì sự hiện diện của Parakletos bên cạnh bị cáo cũng khiến họ phải nể nang hơn, xét xử khoan hồng hơn.
 
Thánh Kinh cũng dùng chữ này theo nghĩa rộng, vượt qua khỏi khung cảnh toà án, áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác trong cuộc đời. Thí dụ ngôn sứ Đanien Parakletos bà Susanna khi bà bị hai ông già dê âm mưu kết án oan; Chúa Giêsu là Parakletos của người phụ nữ ngoại tình khi chị bị lôi ra xử án ném đá vì phạm tội ngoại tình.
 
4. Giảng thuyết bằng đời sống
 
Sau những ngày làm đầy tớ cho một gia đình quý tộc, Sophie Berdanska phải thất nghiệp, đói rách, lanh thang.

Nàng được một gia đình Do Thái thuê về chăm sóc cho mấy đứa con nhỏ của họ. Nhưng ngay hôm đầu tiên, khi biết nàng là người Công giáo, ông chủ đặt điều kiện là “Nàng không được giảng đạo” cho các con ông. Nàng nhận lời và bắt đầu công việc của mình bằng hết khả năng.

Có điều trên cổ nàng luôn đeo một chiếc huy chương của cha nàng để lại, bên trong có nhét một mảnh giấy nhỏ, mà nàng nhất định không cho ai coi.

Rồi đến khi lũ trẻ lâm bệnh, nàng ra sức chăm sóc, phục vụ. Lúc chúng được lành bệnh thì cũng là lúc nàng ngã bệnh và từ trần. Giờ đây người ta có thể đọc tấm giấy nhỏ trong tấm huy chương: “Khi người ta cấm tôi nói về đạo của tôi, tôi quyết sống đạo đức trước mặt họ như một chứng từ hùng hồn nhất.”

Bàng hoàng rồi cảm phục, gia đình người chủ Do Thái xin theo đạo và nhận Bí tích Thánh Tẩy.
 
5. Chúa Thánh Thần làm việc
 
Sau những ngày làm đầy tớ cho một gia đình quý tộc, Sophie Berdanska phải thất nghiệp, đói rách, lanh thang. Nàng được một gia đình Do Thái thuê về chăm sóc cho mấy đứa con nhỏ của họ. Nhưng ngay hôm đầu tiên, khi biết nàng là người Công giáo, ông chủ đặt điều kiện là “Nàng không được giảng đạo” cho các con ông. Nàng nhận lời và bắt đầu công việc của mình bằng hết khả năng. Có điều trên cổ nàng luôn đeo một chiếc huy chương của cha nàng để lại, bên trong có nhét một mảnh giấy nhỏ, mà nàng nhất định không cho ai coi. Rồi đến khi lũ trẻ lâm bệnh, nàng ra sức chăm sóc, phục vụ. Lúc chúng được lành bệnh thì cũng là lúc nàng ngã bệnh và từ trần. Giờ đây người ta có thể đọc tấm giấy nhỏ trong tấm huy chương: “Khi người ta cấm tôi nói về đạo của tôi, tôi quyết sống đạo đức trước mặt họ như một chứng từ hùng hồn nhất.” Bàng hoàng rồi cảm phục, gia đình người chủ Do Thái xin nhận Bí tích Thánh Tẩy.
 
6. Người tông đồ âm thầm
 
Sau những ngày làm đầy tớ cho một gia đình quý tộc, Sophie Berdanska phải thất nghiệp, đói rách, lanh thang. Nàng được một gia đình Do Thái thuê về chăm sóc cho mấy đứa con nhỏ của họ.
 
Nhưng ngay hôm đầu tiên, khi biết nàng là người Công giáo, ông chủ đặt điều kiện là “Nàng không được giảng đạo” cho các con ông. Nàng nhận lời và bắt đầu công việc của mình bằng hết khả năng. Có điều trên cổ nàng luôn đeo một chiếc huy chương của cha nàng để lại, bên trong có nhét một mảnh giấy nhỏ, mà nàng nhất định không cho ai coi. Rồi đến khi lũ trẻ lâm bệnh, nàng ra sức chăm sóc, phục vụ.
 
Lúc chúng được lành bệnh thì cũng là lúc nàng ngã bệnh và từ trần. Giờ đây người ta có thể đọc tấm giấy nhỏ trong tấm huy chương: “Khi người ta cấm tôi nói về đạo của tôi, tôi quyết sống đạo đức trước mặt họ như một chứng từ hùng hồn nhất.”
 
Bàng hoàng rồi cảm phục, gia đình người chủ Do Thái xin nhận Bí tích Thánh Tẩy.
 
7. Bạn hay kẻ thù âm thầm của đạo
 
Cha Giuse Đinh Quang Thịnh kể truyện: Tôi không quên vào dịp Tất Niên năm 2003, Linh mục Hạt trưởng mời chính quyền các cấp đến dự bữa tiệc cuối năm với các Linh mục trong Hạt, và Hội Đồng Mục Vụ thuộc các giáo xứ trong Hạt.
 
Trước khi nhập tiệc, mọi người lương giáo đều vào Nhà Thờ để Chúa làm chứng và chúc bình an cho buổi gặp gỡ giữa chính quyền vô thần và những người có Đạo. Phía chính quyền tặng các Linh mục một lẳng hoa chúc mừng Xuân mới; Linh mục Hạt trưởng tuyên bố lý do họp mặt: “Trong năm vừa qua mọi sinh hoạt tôn giáo của các giáo xứ đã đạt được “tốt đời đẹp Đạo”, nên tôi đại diện cho các Linh mục và toàn thể giáo dân trong Hạt cám ơn chính quyền đã giúp đỡ chúng tôi, hy vọng tình hữu nghị này tồn tại và gia tăng, để mãi mãi các xứ đạt chỉ tiêu “tốt đời đẹp Đạo”!
 
Thế là ông Bí thư, đại diện chính quyền xin mượn chiếc micro đang trên tay Linh mục Hạt trưởng, và ông nghiêm túc nói: “Phía chính quyền chúng tôi không muốn người Công Giáo sống “tốt đời đẹp Đạo”, mà phải là sống “tốt Đạo đẹp đời”, tức khắc mọi người có mặt ai cũng hớn hở nổ tràng pháo tay thật dòn dã và thật dài! Tôi lấy làm sung sướng vì Chúa Thánh Thần đã dùng miệng anh em vô thần để loan báo Tin Mừng,dạy người Công Giáo, nhất là chủ chăn sửa lại quan điểm sống Đạo của mình.
 
Bởi vậy anh em vô thần không phải là mối lo sợ của người Công Giáo,mà là những người Công Giáo mất ý thức sống niềm tin. Đức Giáo hoàng Pio XII nói với các chủng sinh trong trường Truyền Giáo Roma: “Kẻ thù số một phá Hội Thánh không phải là Satan mà là người Công Giáo ngu dốt về Giáo Lý."
 
Loại kẻ thù số hai phá Hội Thánh đó là người Công Giáo vô cảm về niềm tin của mình, chẳng cần quan tâm đến tôn giáo là gì, chẳng bao giờ thắc mắc tìm hiểu những điều trong Đức Tin. Loại người này không bao giờ tỏ ra chống đối Đạo, họ sống Đạo theo thói quen, kiểu “đạo ông bà”, nghĩa là người ta sống Đạo làm sao thì bắt chước như vậy, chẳng cần tìm hiểu đúng hay sai.
 
8. Trái tim của nhà truyền giáo
 
Một thủ lãnh bộ lạc kia nằm hấp hối. Ông gọi ba người lại và nói: “Ta phải chọn một người kế tục. Hãy leo lên ngọn núi linh thiêng của chúng ta và trở về với những món quà quý giá nhất.” Người thứ nhất trở về mang theo thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc vô giá. Còn người thứ ba trở về tay không, mà rằng: “Khi tôi đến đỉnh núi, tôi thấy ở bên kia một vùng đất rất đẹp, tại đó dân có thể hưởng một cuộc sống tốt hơn.” Người tù trưởng nói: “Ngươi sẽ nối nghiệp Ta. Ngươi đã mang về món quà quý giá nhất: một viễn tượng tương lai tốt hơn.”
 
Đó cũng là viễn tượng Chúa Giêsu mời gọi ta đem lại cho thế giới. Tôi thực hiện điều đó ra sao?
 
[Chúa Giêsu nói" “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10,27).
 
9. Ơn gọi truyền giáo
 
Cựu ngôi sao bóng đá Dozier của đội Penn State quỳ gối cầu nguyện sau khi anh ghi bàn thắng vào lưới Fiesta Bowl. Hành động này gợi lên những lời chỉ trích tức thời. Đứng về phía bảo vệ cho anh, R.D.Lasha, một ngôi sao bóng đá học đường, đã nói: “Trước và sau mỗi trận đấu, tôi quỳ gối cầu nguyện. Ngày mà một ai đó bảo tôi không thể cầu nguyện là ngày tôi không chơi nữa. Đây là một đất nước tự do.” Ủng hộ viên thể thao Mark Roberts viết: “Tôi cảm thấy thật dễ chịu khi thấy ai làm điều đó, chứ không nhảy múa và khoe khoang cái tôi của mình quá mức.”
 
Được mời gọi làm chứng cho Chúa Giêsu là một chuyện, còn làm chứng thế nào lại là một chuyện khác. Cách tốt nhất để tôi làm chứng cho Chúa Giêsu là gì?
 
Mỗi tín hữu trong thế giới này phải trở nên một tia sáng (Đức Giaó Hoàng Gioan XXIII).
 
10. Truyền giáo là sống niềm tin
 
Trong cuốn sách “Linh mục và cái nhìn về thế giới” James Keller đã trích dẫn một câu nói của giáo viên người Nhật: “Tôi đã nghiên cứu tôn giáo của các bạn, và tôi xác tín rằng triết lý về cuộc sống của nó có thể đem lại bình an lâu dài cho mọi quốc gia. Nhưng các bạn chưa hoàn thành lệnh truyền của Chúa Giêsu. Ngài nói rằng phải mang giáo huấn và Tin mừng của Ngài đến cho mọi dân tộc. Các bạn chưa làm điều này, ngay cả chưa có một nỗ lực đáng kể nào để thực hiện nó.”
 
Những lời của giáo viên người Nhật và câu truyện về Lydia mời gọi tôi tự hỏi: tôi có thể làm gì hơn để đem giáo huấn của Chúa Giêsu đến cho mọi dân tộc?
 
Ai không đi với tôi, là chống lại tôi (Mt 12,30).



THỨ BA - Hoạt động của Thánh Thần

 
Lời Chúa: Ga 16, 5b-11
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy về với Đấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu.
 
Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con.
 
Khi Người đến, Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử."
 

TRUYỆN KỂ
 
Khi Nansen lần đầu tiên thám hiểm Bắc Cực, ông đem theo một con chim bồ câu khỏe mạnh, có đôi cánh dài. Sau hai năm làm việc giữa băng tuyết, ông viết một lá thư, buộc vào chân chim và thả nó ra. Con chim chao liệng mấy vòng rồi bay thẳng về phương Nam, vượt hàng ngàn dặm giữa đại dương và cuối cùng đến bên đầu giường vợ của nhà thám hiểm. Nhờ đó, bà biết được chồng mình vẫn bình an.
 
 Thánh Linh cũng tựa như chim bồ câu, một loại bồ câu thần thiêng, báo cho ta biết Chúa Kitô vẫn đang sống và hành động giữa thế giới này.
 
2. Con hiểu làm sao được.
 
Chú bé bị mù từ bẩm sinh. Nhờ cuộc giải phẫu, mắt chú được trông thấy những cảnh vật chúng quanh sao mà đẹp thế. Chú liền nói với mẹ: “Sao bao lâu nay mẹ không nói cho con hay đất trời đẹp quá." Bà mẹ bật khóc nói: “Con ạ, mẹ đã cố gắng nói cho con hay đấy chứ, nhưng lúc đó con làm sao hiểu được”!
 
Nếu Thánh Linh không gỡ màn che, mở con mắt tâm linh cho ta, thì ta cũng chẳng thấy sự hiện diện của Chúa (Góp nhặt).
 
3. Thánh Thần chứng minh thế gian sai lầm
 
Có một anh nông dân chất phác nọ, ngày kia lượm được quả trứng chim phượng hoàng. Lòng tốt thôi thúc anh đi tìm tổ chim phượng hoàng để trả lại. Không tìm được, anh đem trứng đó đặt vào ổ vịt. Vịt nở trứng và trứng phượng hoàng cũng nở. Phượng hoàng con sống giữa đàn vịt, lặn lội trong nước, ăn uống, đi đứng, kêu cạp cạp... tất cả đều giống như bao con vịt chung quanh.
 
Phượng hoàng con không bao giờ đặt vấn đề mình là ai. Nó cứ nghĩ, mình là vịt như bao con vịt khác và hành động giống như vịt vậy. Ngày này qua ngày khác, phượng hoàng con sống kiếp vịt! Nhưng một ngày kia, trong một lần đi ăn chung với các bạn, phượng hoàng con bỗng nhìn lên trời và thấy một phượng hoàng nghiêng cánh bay lượn qua lại... Phượng hoàng ở dưới đất bỗng cảm thấy mình như muốn bay lên cao, bay nghiêng như vậy. Nhưng khi nó vừa vỗ cánh muốn bay lên cao thì mấy con vịt đứng bên cạnh mắng nó rằng:
 
- Đừng làm kiểu muốn bắt chước kẻ khác. Mày chỉ là một con vịt mà thôi, không thể bay cao như con phượng hoàng đang bay lượn trên kia được đâu.
 
Thế là con phượng hoàng lạc loài sống và chết trong xác tín sai lầm: “Mình chỉ là con vịt”
 
Thái độ của chúng ta đối với chính mình nhiều khi cũng như thế. Mình sai nhưng không biết là mình sai, không thấy được cái sai lầm của mình.
 
4. Sợ sự thật
 
Nhà hiền triết Mạnh Tử sang nước Tề. Một hôm nhân cuộc nói chuyện thân tình, ngài đánh bạo hỏi vua Tề Tuyên Vương mấy câu:
 
- Giả sử có người bầy tôi nhà vua đem đời sống của vợ con gửi gắm một người bạn thân, nhờ trông nom giúp để sang chơi nước Sở có việc. Tới khi về mới hay bạn để vợ con mình đói rét, người ấy phải xử trí thế nào?
 
Tuyên Vương đáp:
 
-Tuyệt giao ngay.
 
Mạnh Tử lại hỏi:
 
- Giả sử có người làm quan sĩ sư (coi việc hình ngục) không chăm nom mỗi thuộc viên để hình ngục sai lầm, công việc lộn xộn, nhà vua xử sao?
 
- Đuổi cổ đi!
 
Mạnh Tử luôn dịp hỏi thêm một câu nữa:
 
- Thế làm vua một nước mà không lo việc triều chính để đến nỗi ở trong nước không bình trị thì trách nhiệm về ai và nên xử ra sao?
 
Tề Tuyên Vương nghe nói, ngoảnh ngay sang tả hữu, nói lảng qua việc khác, vừa có ý chữa thẹn, vừa tránh không trả lời.
 
Giả như Chúa hỏi chúng ta “Thế làm cha… làm mẹ một gia đình mà không lo cho gia đình để đến nỗi gia đình không còn giữ được thế giá gia phong, không còn giữ được phẩm chất đạo đức của gia đình nữa thì trách nhiệm về ai và nên xử ra sao?
 
5. Có Chúa ở cùng
 
Năm 16 tuổi, thánh Patrick của Ailen bị cướp biển bắt. Ngài bị giữ làm nô lệ suốt 6 năm trời. Trong những ngày tháng chăm sóc bầy cừu của chủ, ngài tự học cầu nguyện và suy gẫm. Thánh nhân viết: “Tôi thường ở trong rừng và trên núi. Trước lúc bình minh, tôi thường thức dậy cầu nguyện, trong tuyết sương mưa gió... bởi vì sau đó tinh thần tôi được nồng nhiệt bên trong.”
 
Cuối cùng, Patrick trốn được và trở thành nhà truyền giáo rao giàng Tin mừng khắp nước Ailen.
 
Tôi có thể xoay sở tình trạng không may như thế nào? Tôi có cố gắng biến tình trạng đó thành đặc ân, như Patrick, Phaolô và Sila đã làm không?
 
Chúa Kitô ở sau tôi, trước tôi, dưới tôi và trên tôi. Ngài ở trong yên lặng, trong nguy hiểm. Chúc tụng Thiên Chúa cứu độ tôi. (Lời nguyện của thánh Patrick)
 
6. Thánh Thần là nguồn sức mạnh
 
Một người Ấn giáo và một Công giáo trẻ tuổi cùng tham dự cuộc hội thảo về Bài giảng trên núi. Họ nhanh chóng trở thành những người bạn tốt. Một ngày nọ, người Ấn giáo nói với người Công giáo: “Tôi biết bài giảng này của Chúa Giêsu ảnh hưởng đến Gandhi và cuộc sống của ông ta thế nào, nhưng tôi sợ bài giảng đó quá cao đối với hạng người bình thường.” Gần cuối quá trình làm việc, người Ấn giáo đã tìm được câu trả lời cho tình huống khó xử của anh. Đạo đức thực sự quá cao, nhưng anh đã nhìn về Lời Chúa Giêsu hứa gửi Thánh Thần xuống. Người không những hướng dẫn, mà còn ban sức mạnh để sống đạo đức nữa.
 
Tôi thường xuyên hướng về Chúa Thánh Thần để xin Ngài hướng dẫn và ban sức mạnh thế nào?
 
Ở đâu tinh thần con người thất bại, Thánh Thần sẽ lấp đầy.
 
7. Thầy đi thì có lợi cho anh em
 
Trong cuốn sách “Cơn cám dỗ cuối cùng” Charlotte Chandler trích lời của thủ tướng Israel, là Golda Meir: “Tôi chưa bao giờ là một mỹ nhân. Đã có lúc tôi buồn phiền về điều đó... Chỉ sau đó khá lâu chúng tôi mới nhận ra rằng không được xinh đẹp cũng là một ân huệ. Nó buộc tôi vận dụng những nguồn lực thầm kín trong tôi.”
 
Những gì bắt đầu như một thập giá trong cuộc sống sẽ trở nên một phúc lành. Những gì bắt đầu là ưu phiền sẽ trở thành niềm vui. Bản thân tôi có điều gì ban đầu tôi thấy khó chấp nhận, nhưng chính từ đó mà tôi được hưởng lợi nhiều sau này?
 
Cũng như thành công, thất bại có thể giúp tôi chuyển tâm hồn và tỏa sáng vinh quang. (Edwin Markham)



THỨ TƯ - Cảm nghiệm sự hiện diện của Đấng Phục sinh
 
Lời Chúa: Ga 16, 12-15
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được.
 
Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con.
 
Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: “Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Sự thật toàn vẹn
 
Thánh Thần sẽ dẫn ta đến chân lý vẹn toàn. Thánh Phao-lô có thể hiểu điều đó xuyên qua thất bại hôm nay. Đến A-the-na là thủ đô của sự khôn ngoan, Phao-lô đã vận dụng trí thông minh, sự khôn ngoan của người Hi lạp và kiến thức quảng bác của ngài về văn chương triết học Hi lạp để thuyết phục Hội đồng A-re-o-pa-go. Nhưng ngài đã thất bại. Bẽ bàng, ngài bỏ A-the-na đi Co-rin-tô.
 
Tại Co-rin-tô, ngài đã nhận ra không thể dùng sự khôn ngoan của người đời, nhưng phải dùng sự điên rồ của thánh giá: “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa.… nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm….Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng dùng những lời lẽ học được nơi Thần Khí (1Cr 2, 1-13).
 
2. Cảm nghiệm sự hiện diện của Đấng Phục sinh
 
Trong một tập truyện ngắn, nhà văn Hy lạp Nikos Kazanzakis có kể lại cuộc gặp gỡ giữa một linh mục Chính thống tên là Manassê và một ẩn sĩ. Hai vị đàm đạo với nhau suốt ngày mà câu chuyện vẫn không chấm dứt. Vị ẩn sĩ có thói quen nhắm nghiền đôi mắt trong khi nói chuyện. Thấy thế linh mục Manassê liền đề nghị ông hãy mở mắt ra, có mở mắt, ông mới thấy những kỳ công của Chúa. Nghe thế, vị ẩn sĩ trả lời: “Nhưng tôi nhắm mắt lại là để thấy Đấng đã thực hiện những kỳ công ấy."
 
Chỉ với đôi mắt đức tin, con người mới cảm nhận và nhìn thấy Chúa Kitô phục sinh.
 
3. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta
 
Ngày nay, con người khao khát sự thật biết là chừng nào! Tuy nhiên, con người cũng rất sợ sự thật và ngại khi nghĩ hay nói về nó??
 
Khao khát, bởi vì chỉ có sự thật chân tình, người ta mới có thể ngồi lại với nhau, mới có thể cùng nhau giải quyết vấn đề cho tốt.
 
Người ta sợ sự thật, bởi vì sự thật sẽ làm cho những người ưa sống hình thức, hào nhoáng, giả tạo bị phanh phui, bóc trần.
 
Người ta ngại sự thật, bởi vì khi đối diện với sự thật, họ phải thay đổ lối sống và cách nghĩ.
 
Tuy nhiên, cái khó là: nhiều khi không biết đâu là thật, đâu là giả, nên có những sự kiện tưởng chừng như là thật thì lại là giả; đôi khi cái tưởng là giả thì hóa ra lại là thật.
 
Hôm nay, Đức Giêsu giới thiệu cho các môn đệ biết Chúa Thánh Thần chính là Đấng sẽ giúp cho các ông biết đâu là sự thật trong mầu nhiệm cứu độ, để các ông cứ theo sự hướng dẫn của Người mà tiến bước thì sẽ được cứu độ.
 
4. Giêsu ông là ai?
 
 “Giêsu, ông là ai”? Đó là câu hỏi của nhân vật Giuđa Iscariot trong tác phẩm “Giêsu, ông là ai” của nhà văn Dominico Donrio. Câu chuyện được mở ra với bầu khí chờ đợi Đấng Messia của dân Israel. Khi Đức Giêsu đến chịu phép rửa, Gioan đã loan báo về Người; lúc đó, Đức Giêsu biến mất. Mọi người đổ xô đi tìm Người. Chính quyền thì lùng bắt để giết đi. Quân cách mạng thì tìm để tôn vinh. Trong khi ấy, Đức Giêsu lại âm thầm đến với cộng đoàn Esseniens, nơi Giuđa Iscariot là thủ lãnh.
 
Họ hiểu Ngài, đón Ngài, nhưng họ lại không thể chấp nhận Ngài, vì không chịu nổi những gì Ngài nói, cách Ngài xử thế và Giáo lý Ngài truyền dạy.
 
“Giêsu, Ngài là ai”? là câu hỏi của các môn đệ và của người đương thời. “Giêsu, Ngài là ai”? cũng là câu hỏi cho tôi khi đối chất với lời Ngài, nhất là khi giáo lý của Ngài đòi tôi phải lội ngược dòng.
 
5. Sự thật toàn vẹn là gì?
 
Khi hai người con của bà Giêbêđê đến xin Chúa cho họ được ngồi hai bên tả hữu của Ngài, Chúa Giêsu hỏi lại “Nhưng chúng con có uống nổi chén đắng của Thầy không?” Hai ông tuy đáp liều là nổi nhưng sau đó không xin nữa và Chúa Giêsu cũng không nói thêm gì nữa. Trong câu chuyện ấy, sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu chưa nói tới chính là chén đắng.
 
Một lần khác Chúa Giêsu mở miệng nói mình sẽ bị bắt, bị hành hạ và bị giết chết, thì Thánh Phêrô cũng không chịu nổi nên vội lên tiếng can ngăn. Trong chuyện này, sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu chưa thể nói rõ chính là màu nhiệm đau khổ của Thập Giá.
 
Trong đêm Thứ Năm trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu quỳ trước các môn đệ và rửa chân cho họ, Phêrô một lần nữa không chịu nổi nên cự nự “Không đời nào con để Thầy rửa chân cho con.” Ở đây sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu cũng chưa tiện nói hết là sự hạ mình của Ngài và của các môn đệ.
 
Tóm lại sự tật toàn vẹn là các môn đệ phải chấp nhận số phận của Thầy mình, phải tự khiêm hạ, phải chịu đau khổ, phải chịu bắt bớ và có thể chịu chết giống như Thầy.
 
6. Người sống trong sự thật sẽ luôn được Chúa soi sáng.
 
Một bác nông dân nọ, sau một đêm ngủ say, sáng ra mới hay đã bị kẻ trộm dắt mất con ngựa duy nhất trong chuồng. Đây lại là con ngựa nổi tiếng là khôn, vừa chạy nhanh, vừa cày giỏi, lại vừa dai sức. Bác nháo nhác vội vã đi truy tìm thì cuối cùng, gặp được con vật yêu quý ở một xóm chợ chuyên buôn bán ngựa. Bác khăng khăng đòi bắt ngựa về, nhưng tên bán ngựa quát tháo bảo đó là ngựa hắn đã nuôi từ lâu, hôm nay mới đem ra chợ bán. Hắn cho rằng, bác nông dân đã cố tình nhìn lầm để vơ vào cho mình những gì không phải là của mình.
 
Hai bên giằng co cãi đi cãi lại mãi cũng chẳng đi đến đâu cho nên họ bèn kéo nhau đến quan trên nhờ minh xét. Quan trên hình như đã bị hối lộ mua chuộc nên mới hạch hỏi:
 
- Lão bảo con ngựa này là của lão thế thì lão có thể cho biết một chi tiết nào làm chứng rằng, con ngựa này thật sự là của lão không? Lão mà khai man thì bị nghiêm phạt đấy nhé!
 
Thấy tình thế bất lợi cho mình, bác nông dân khôn ngoan ngẫm nghĩ một hồi rồi nẩy ra một diệu kế. Bác bất ngờ lấy hai tay bịt luôn hai mắt con ngựa rồi bảo tên trộm:
 
- Con ngựa này có một mắt bị tật. Nếu anh khai với quan là đã từng nuôi nó từ bé thì ắt hẳn anh phải biết rõ nó bị tật ở mắt nào! Bây giờ thì anh nói đi: con ngựa này bị tật bên mắt nào?
 
Tên trộm đâm ra ngẩn ngơ, đành nói liều:
 
- Nó bị tật ở mắt bên trái!
 
Bác nông dân liền cười thật to:
 
- Sai rồi, mắt trái của nó làm gì có tật!
 
Vừa nói bác vừa buông bàn tay đang bịt mắt trái con ngựa để quan trên có thể thấy rõ con mắt bên trái không hề có tật gì cả.
 
Tên trộm biết đã bị hố, cố vớt vát gân cổ lên cãi:
 
- Ấy tôi quên, con mắt bên phải nó mới bị tật cơ!
 
Bác nông dân lại càng cười to hơn nữa, vừa nói vừa buông nốt bên tay còn lại:
 
- Anh lại nói sai nữa rồi, mắt phải con ngựa cũng có thương có tật gì đâu. Thật ra, bẩm quan trên, con ngựa này tôi nuôi từ bé, hai mắt nó đều lành lặn. Đích thị tên này là kẻ đã trộm ngựa của tôi đêm qua. Xin quan trên minh xét!
 
Đám đông những người hiếu kỳ cùng kéo lên cửa quan, đã theo dõi đầu đuôi câu chuyện, giờ đây hiểu ra, bèn vỗ tay hoan hô bác nông dân tài trí. Thế là quan đành phải xử thắng cho bác nông dân, còn tên trộm thì bị bắt giam để trừng trị tức khắc.
 
Chúa Giêsu đã nói: “Sự Thật sẽ giải phóng anh em” – Hãy can đảm sống theo sự thật, chúng ta sẽ luôn có sự bình an trong tâm hồn.
 
7. Thần Khí đưa đến sự thật
 
“Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn.” (Ga 16,13)
 
Émile Littré (+1881) nổi tiếng với bộ từ điển tiếng Pháp mang tên ông – về cuối đời đã trở lại và từ trần trong niềm tin kitô giáo – trước đó đã tuyên bố Thiên Chúa là mầu nhiệm giống như môt đại dương mà con người không có tàu thuyền nào để vượt qua. Tự bản thân, con người là hữu hạn không thể nào hiểu được các mầu nhiệm cao sâu của Thiên Chúa. Ngay các tông đồ là những người đã từng được sống bên cạnh Đức Kitô suốt ba năm nhưng các ông nào có hiểu được hết về Ngài… Và cũng vì lý do đó mà hôm nay Ngài hứa sẽ ban Thần Khí đến trên các ông – trong đó có cả chúng ta – để Ngài dẫn chúng ta đến chân lý toàn vẹn. Thật vậy, Chúa Thánh Thần mà Đức Kitô gởi đến cho con người được mệnh danh là Thần Chân Lý, Ngài đến để soi sáng, hướng dẫn dìu dắt cho loài người để tất cả cùng được am hiểu về những chân lý của Thiên Chúa và vui hưởng trọn vẹn những ân phúc mà Thiên Chúa đã hứa ban cho con người.
 
Chúa Thánh Thần là vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng chúng ta không được phép lãng quên Ngài.
 
8. Trái tim hướng dẫn
 
Năm 1945, tại nhà ga Verona, Italia, dân chúng đang chờ đợi các binh sĩ trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Chuyến xe lửa đầu tiên xuất hiện làm vang lên những tiếng reo vui tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt.
 
Từ trên xe lửa những tấm thân tiều tuỵ bước xuống sân ga giữa những tiếng cười pha lẫn tiếng khóc của người thân. Cuối cùng một anh lính trẻ mò mẫm bước đi từng bước. Anh từ từ tiến về phía một người đàn bà già yếu, và chỉ đủ sức thốt lên tiếng ‘Mẹ’.
 
Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau… Người mẹ xót xa:
 
- Làm sao một người mù như con lại có thể tìm đến mẹ?
 
- Thưa mẹ, con không nhìn thấy mẹ bằng đôi mắt, anh lính mù trả lời, nhưng trái tim con đã hướng dẫn con.
 
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa đã nhập thể, sống giữa nhân loại để nên ánh sáng cho tôi: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối”, và ánh sáng đó đã nên hoàn hảo trong Thánh Thần được ban cho tôi: “Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật.”
 
9. Thần Khí dẫn đến sự thật
 
Một số học sinh Nicaragoa du lịch bằng tàu đến đảo Utila, ở ngoài bờ biển phía Bắc. Một học sinh xin được lái tàu. Viên thuyền trưởng đồng ý: “Được thôi, cứ giữ kim ở 335 độ Bắc.” Hai giờ sau, họ đến Utila. Làm thế nào người học sinh có thể lái tàu đến một đảo mà tuổi trẻ chưa hề thấy và cũng không thể thấy lúc bắt đầu cuộc hành trình? Đơn giản là theo lời hướng dẫn. Chúa Thánh Thần cũng thế: Ngài có thể hướng dẫn ta đến “hòn đảo” ta chưa hề thấy và không thể thấy lúc này.
 
Lần cuối cùng tôi xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn đặc biệt trong một số tình huống là khi nào?
 
Chúng ta không được hài lòng vì sạch tội. Chúng ta còn phải được tràn đầy Thánh Thần. (John Fletcher)
 
10. Thánh Thần thúc đẩy tình yêu
 
Khi Kathryn Koob bị bắt làm con tin ở Iran, đám đông giận dữ la hét bên ngoài phòng của cô hầu như suốt ngày. Một đêm nọ, cô giật mình thức giấc. Cô nói: “Tôi quay lại mong gặp một trong những người bảo vệ, nhưng không có ai ở đó cả.” Kathryn thêm rằng vì một lý do nào đó, cô chợt nhớ đến Chúa Thánh Thần. Từ lúc đó, dường như Chúa Thánh Thần hiện diện bên cô trong lao tù một cách đặc biệt. Cô nói: “Ngài dạy tôi biết yêu thương... và nhận ra những điều mới mẻ.”
 
Hiện tại, tôi ước ao Chúa Thánh Thần ban tặng cho tôi tình yêu và sự hiểu biết mới mẻ trong lĩnh vực nào của đời tôi?
 
Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng Bào Chữa, xin hoàn thiện trong chúng con công trình Chúa Giêsu đã khởi sự. (ĐGH Gioan 23).



THỨ NĂM - Nỗi buồn sẽ thành niềm vui
 
Lời Chúa: Ga 16, 16-20
 
Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha."
 
Bấy giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: “Điều Người nói với chúng ta: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy”, và “Vì Thầy về cùng Cha”, như thế có ý nghĩa gì?” Họ nói: “Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người muốn nói gì?”
 
Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: “Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Cái chết là luật của nhân sinh
 
Kinh điển Phật giáo có ghi lại câu truyện như sau: Một người đàn bà nọ có đứa con độc nhất trên đời đã bị chết. Trong niềm đau tột cùng, người đàn bà đem đứa bé đến nhà những người láng giềng và xin họ vui lòng chỉ cho biết có thứ thuốc nào có thể làm cho con bà sống lại, nhưng ai ai cũng chỉ biết lắc đầu và cảm thông mà thôi. Nhưng cuối cùng có người mách cho người đàn bà biết có một vị lương y có thể cải tử hoàn sinh cho đứa bé, người đó chính là Đức Thích Ca.
 
Người đàn bà khốn khổ tìm đến Đức Thích Ca và khẩn cầu Ngài ban cho một liều thuốc. Đức Thích Ca liền nói: “Ta cần có một ít hạt cải." Nghe thế, người đàn bà liền vội vã đi tìm hạt cải và đem lại cho Đức Thích Ca. Nhưng vừa thấy những hạt cải, Ngài lại bảo: “Hãy đi mời những gia đình nào không có tang chế đến lấy những hạt cải này. Tin lời Đức Phật, người đàn bà đi gõ cửa từng nhà để mời gọi mọi người lấy hạt cải, nhưng tất cả đều từ chối, vì thật ra không ai mà lại không có người thân đã ra đi.
 
Khi người đàn bà trở về nhà thi đêm đã bắt đầu xuống, bà đến ngồi bên xác con và nhìn ra phố phường đang lên đèn. Nhưng càng về khuya, ánh sáng càng tắt dần, và cuối cùng đêm đen dầy đặc bao trùm vạn vật. Lúc bấy giờ người đàn bà mới suy nghĩ: đời là thế: sinh ra, đau khổ rồi chết. Nghĩ thế, bà đứng dậy đem xác con vào rừng và chôn cất.
 
Đau khổ và tận cùng là cái chết, đó là phần số của kiếp người mà khi nhập thể làm người, Con Thiên Chúa cũng không thoát khỏi, Chúa Giêsu đã ba lần chính thức loan báo về cuộc tử nạn mà Ngài phải trải qua.
 
2. Chúa luôn yêu ta
 

Có một câu chuyện kể rằng: đêm nọ, có một người thấy giấc mơ lạ. Anh ta thấy mình đang đi trên bãi biển với Chúa. Những lúc vui, thành công, anh thấy có hai đôi chân in trên cát, một của Chúa và một của anh. Nhưng những lúc anh gặp khó khăn, đau buồn thì khi nhìn lại, anh chỉ còn thấy một đôi chân!
 
Anh trách Chúa rằng: “Tại sao những lúc khó khăn, thất bại, Chúa lại bỏ con?”
 
Chúa trả lời: “Ta không bỏ con đâu, vì những lúc đó, Ta đã cõng con trên vai, vì thế, con chỉ còn thấy có một đôi chân của Ta nữa mà thôi’."
 
Hôm nay, các môn đệ biết Đức Giêsu sắp rời xa mình, nên các ông buồn sầu và lo lắng! Nhưng Đức Giêsu đã trấn an các ông và báo cho các ông về sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần.
 
3. Niềm vui trong tình yêu Chúa.
 
Vào tuần thánh năm 1980, đài phát thanh Vienne nước Áo truyền đi một bài phỏng vấn vô cùng cảm động. Người được phỏng vấn là một nữ sinh viên đang nằm chờ cái chết đến từng ngày tại một bệnh viện ở thủ đô Áo quốc. Cô phát biểu: “Sau khi bác sĩ chẩn đoán và cho biết tôi mắc chứng sưng bạch huyết, tôi có cảm tưởng như trời sập xuống trên tôi. Tuy nhiên tôi cũng cảm thấy như Chúa muốn gửi đến cho tôi một cơ may mới. Từ hai ba năm nay tôi đã bắt đầu có một cái nhìn mới. Tôi nhận ra trong đau khổ của riêng tôi cũng như của những người chung quanh phản ánh chính sự đau khổ của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên thập giá. Tôi đã tìm cách yêu thích nỗi đau khổ ấy."
 
Chính vì muốn chấp nhận đau khổ mà cô gái ghi danh vào trường y khoa. Nằm trên giường bệnh, biết mình không còn sống bao lâu nữa, vậy mà cô vẫn cầm trên tay một cuốn sách và cây viết. Cô giải thích: “Không ai có thể nói cho tôi biết chắc 100 phần trăm là tôi sẽ không học xong hoặc tôi sẽ không bao giờ trở thành bác sĩ. Tuy nhiên vẫn luôn luôn có những phép lạ. Và riêng tôi, tôi xác tín rằng tôi phải thực thi ý Chúa nếu tôi muốn tiến tới. Đó là cách thế tôi chuẩn bị đón nhận cái chết, chuẩn bị đi vào thiên đàng. Tôi để Chúa làm việc hầu cho tất cả mọi việc trở thành tình yêu. Tất cả mọi sự, từ việc học hành của tôi cho đến những việc nhỏ mọn tôi làm cho người khác. Bởi vì tôi không làm được những việc quan trọng nữa."
 
Không khỏi ngạc nhiên trước những lời phát biểu trên đây, người phóng viên liền hỏi: “Tôi đọc thấy trên gương mặt của cô niềm vui và hy vọng. Thế nhưng cô còn chờ đợi gì nơi cuộc sống này”?
 
Cô gái mỉm cười nói: “Tôi chờ đợi mọi sự từ cuộc sống."
 
4. Phục vụ là niềm vui
 
Có một cụ già vừa mới trở lại đạo Công giáo, mỗi ngày cụ đến nhà thương để đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân nào muốn nghe. Thế nhưng, một ngày nọ, cảm thấy có gì không ổn trong mắt, cụ đi khám tại bác sĩ chuyên về khoa mắt và đã biết rằng, mình không còn sử dụng đôi mắt được lâu nữa, vì sắp bị mù mà không còn cách chi để chữa nữa.
 
Từ đó, người ta không thấy cụ đến nhà thương nữa. Có người nói là đã thấy cụ đi một mình lên núi. Nhiều tuần lễ sau, bỗng nhiên người ta lại thấy cụ trở lại nhà thương và tiếp tục đọc Kinh Thánh như trước.
 
Trả lời cho những người thắc mắc là cụ đã làm gì trên núi trong những ngày qua, cụ nói:
 
- Tôi tìm đến nơi thanh vắng để học thuộc lòng các sách Tin Mừng khi tôi còn thấy được, để sau này khi bị mù, tôi vẫn còn có thể đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân nghe."
 
5. Bình an của người quên mình
 
Mẹ Têrêsa Calcutta lừng danh trên thế giới về lòng bác ái và khoan dung. Dưới tay mẹ có hơn 4.000 nữ tu và trên 500 sư huynh. Mẹ hoạt động trên 80 quốc gia. Kinh phí hằng năm mẹ phải tiêu dùng cho người nghèo trên 50 triệu dollars. Mẹ được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1979. Thế mà một ký giả người Anh, tên Christopher Hisson đã vu khống cho mẹ đủ điều xấu xa, nào là: liên kết với nhà độc tài Duvalier ở Haiti, với Enver Hossa ở Albani, chống phá cực đoan quá khích, là sứ giả của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II thủ cựu, mỗi năm đã đưa cho Đức Giáo hoàng một triệu Mỹ kim chứ không phải lo cho người nghèo. Ông Christopher Hisson đã dựng thành phim, lấy tên là “Thiên Thần Của Hỏa Ngục”, và đã phát trên bốn kênh của Đài Truyền Hình Anh quốc tối ngày 08-11-1994!
 
Cuốn phim này đã bị người Công giáo ở Ấn Độ cực lực phản đối. Đức Hồng y B. Hillin, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hội Anh giáo đã gọi cuốn phim này là “Trò chơi thô bỉ đối với Têrêsa Calcutta." Ông Avan Khara đứng đầu tổ chức Bác Ái ở Bom Bay nói: “Chỉ ai có tâm trí bệnh hoạn mới nghĩ đến việc tấn công mẹ Têrêsa như vậy. Bởi vì mẹ giúp đủ loại người nghèo của Ấn Độ, Hồi Giáo, Công Giáo, cũng như các tôn giáo khác!”
 
Phóng viên báo Ananda Beata Patrice Calcutta đã phỏng vấn mẹ về chuyện này:
 
- Mẹ có phản ứng gì không? Mẹ có muốn chúng tôi cải chính trên tờ báo của chúng tôi không?
 
Mẹ ôn tồn đáp:
 
- Chính bạn là người phải quyết định xem phải sống thế nào. Phần tôi, tôi vẫn tiếp tục làm việc cho bốn cơ sở ở Anh quốc để giúp đỡ mọi người nghèo, tâm hồn tôi vẫn bình an, tôi xin Chúa tha thứ cho Christopher Hisson.
 
Với lòng quảng đại, khiêm tốn như thế nên ngày qua đời, mẹ đã được quốc táng theo nghi thức của Ấn. Nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Ấn-Độ, Úc v.v… đã treo cờ tang, và xin nhận mẹ làm Công Dân Danh Dự cho quốc gia mình, mặc dù mẹ là người gốc Anbani.
 
6. Kitô hữu luôn hy vọng
 
Đức cố H.Y. .F.X. Nguyễn Văn Thuận trong cuốn “Đường Hy Vọng” định nghĩa kitô hữu là người luôn hy vọng; ngài nói: “Con hãy trả lời được cho mọi người về niềm hy vọng của con.” Thật vậy, Chúa Kitô Phục sinh là nguồn sức mạnh và cảm hứng giúp chúng ta thêm niềm tin và hy vọng: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận tuyệt vời” (2Cr 4,17).
 
Chia sẻ: Trong cuộc đời này chỉ có một điều đáng buồn đó là tội lỗi (x. ĐHV 991). Bạn đã biến nỗi buồn trở thành niềm vui bằng cách loại bỏ tội lỗi chưa?
 
Nhắc mình: Tôi luôn vui tươi trước mọi nghịch cảnh vì Chúa Kitô phục sinh là niềm hy vọng của tôi.
 
Lạy Chúa, trên thánh giá Chúa nghèo lắm. Nhưng con tin Chúa đã phục sinh. Xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh ban cho con một điều, đó là dù trong đau khổ vẫn luôn yêu thương và hy vọng. (Theo ĐHV 956)
 
7. Rao giảng cho muôn dân
 
Phần đầu cuốn tiểu thuyết của Richard Bach “Jonathan Livingstin Seagull” kết thúc bằng một cảnh tương tự Chúa Giêsu lên trời. Hai con mòng biển đến đưa Jonathan “về nhà.” Khi Jonathan do dự, thì ông được bảo: “Một công việc đã xong, đến lúc phải để cho người khắc bắt đầu.” Đột nhiên, Jonathan nhận ra rằng thực sự đã đến lúc ông nên “về nhà.” Vì vậy, ông nhìn lần cuối cùng vào mọi thứ ông đã gắn bó từ lâu. Rồi trong một ánh quang rực rỡ, ông được hai con mòng biển sáng ánh sao nâng lên và biến mất trong bầu trời.
 
Công việc gì đã kết thúc với các môn đệ khi Chúa Giêsu lên trời? Công việc gì bắt đầu? Tình trạng của tôi hôm nay giống tình trạng các môn đệ sau khi Chúa Giêsu lên trời thế nào?
 
Rao giảng Tin mừng là một người ăn xin nói với một người ăn xin khác phải tìm kiếm lương thực ở đâu (D.T. Niles).
 
8. Sứ mệnh cho mỗi người
 
Một phụ nữ thấy một bé gái đang chơi với những thứ rác rưởi trên đường phố. Đứa bé ăn mặc rách rưới và suy dinh dưỡng. Bà ta giận dữ và trách Chúa: “Tại sao Ngài lại để sự việc như thế xảy ra trong thế giới Ngài tạo dựng? Tại sao Ngài không làm một điều gì đó cho nó?” Thiên Chúa trả lời: “Ta đã làm một vài việc cho nó đấy. Ta đã dựng nên ngươi.”
 
Câu truyện trên mời gọi tôi tự hỏi: tôi đã nghiêm túc ra sao trong việc tuân theo lời Chúa dạy để biến đổi thế giới thành một nơi như Thiên Chúa đã tạo dựng nên?
 
Chúa Kitô lên trời là Ngài thực sự được giải thoát khỏi mọi giới hạn của không gian và thời gian. Mầu nhiệm thăng thiên không diễn tả Chúa Kitô rời bỏ trái đất, nhưng diễn tả sự hiện diện thường xuyên của Ngài ở khắp nơi (William Temple). `



THỨ SÁU - Tình yêu và đau khổ
 
Lời Chúa: Ga 16, 20-23a
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui.
 
Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời.
 
Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Tình yêu và đau khổ.
 
Trong bài xã luận của bán nguyệt san Công giáo Italia, số tháng 3/1993 có ghi lại gương hy sinh của một người mẹ trẻ tên là Carla Levati, qua đời khi mới chỉ được 28 tuổi. Khi mang thai đứa con thứ hai, Carla được các bác sĩ cho biết chị bị viêm cột sống mà một cuộc chữa trị có thể phương hại trầm trọng đến mạng sống của thai nhi. Với sự đồng ý của chồng, chị Carla chấp nhận đau khổ và ngay cả cái chết, miễn là đứa con được sinh ra lành mạnh. Nhưng vì quá đau đớn, người mẹ đã qua đời 8 tiếng đồng hồ sau khi đứa con chào đời ngày 26/1/1993.
 
Cái chết của chị Carla đã gây nhiều phản ứng sôi nổi tại Italia. Những tờ báo lớn xuất bản tại Rôma xem sự hy sinh của chị như một hành động hy sinh cao cả chứ không mù quáng. Nguyên tắc của chị Carla tuân theo chính là tình yêu: chỉ tình yêu mới có thể thúc đẩy người mẹ hy sinh mạng sống mình vì đứa con. Nguyên tắc âý không chỉ bắt nguồn từ Tin mừng, mà còn là một đòi hỏi của tình mẫu tử. Người mẹ là người trao ban sự sống bằng chính đau khổ của mình và nếu cần chết đi để cứu mạng sống của con mình.
 
Ý nghĩa cao cả nơi cái chết của chị Carla có thể giúp chúng ta đi sâu vào Tin mừng hôm nay. Thật thế, chính Chúa Giêsu đã nhận chân ý nghĩa cao cả nôĩ đau đớn của người đàn bà trong khi sinh con. Niềm đau đớn ấy mang một ý nghĩa cao cả đến độ đã được Chúa Giêsu mượn để nói lên chính cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ngài.
 
2. Được mời gọi theo đường thập giá Chúa mỗi ngày
 
Người thanh niên hỏi Giuse thành Arimathê, người đã táng xác Chúa Giêsu: “Bây giờ ngôi mộ ông cho mượn đã được trả lại. Ông định làm gì với ngôi mộ đó?"
 
Giuse nhìn anh một lúc rồi nói: “Khi nghe Ngài sống lại, tự nhiên là tôi chạy đến mộ. Ngài không còn ở đó. Ngài đã trả lại ngôi mộ cho tôi. Nên điều tôi sẽ làm sau đó là: Tôi đặt một ghế băng dưới gốc cây, đối diện với ngôi mộ trống. Buổi chiều, tôi tới ngồi đó và suy nghĩ: “Giêsu Nadarét đã ngủ trong ngôi mộ này và Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết. Giuse Arimathê cũng sẽ nằm trong ngôi mộ này, và điều Chúa sẽ làm cho ta là gì?" Chúa Giêsu đã nói: “Ta sống và ngươi sẽ sống." Tôi có thể tin vào lời đó."
 
3. Qua đau khổ tới vinh quang.
 
Có một người nọ luôn tỏ ra khó chịu, không thể nhìn bất cứ cái gì đẹp đẽ và khỏe mạnh. Một hôm đi ngang qua một vùng gần sa mạc, ông thấy một cây dừa non tươi tốt. Ông ta liền nhặt một cục đá khá nặng và đặt vào giữa đọt cây dừa rồi ra đi với nụ cười khoái trá đầy vẻ độc ác.
 
Cây dừa đã vùng vẫy tìm cách vứt hòn đá đi, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Cây dừa bèn đổi chiến thuật bằng cách đâm rễ thật sâu xuống tới những mách nước ngầm dưới lòng đất. Sức sống đến từ lòng đất và hơi ấm mặt trời từ trên cao xuống đã làm cho cây dừa trở thành một cây dừa có sức mạnh nâng cả tảng đá lên cao.
 
Sau nhiều năm tháng trôi qua, người đàn ông kia trở lại với ước muốn hằn học rằng sẽ được nhìn thấy cây dừa oằn mình dưới sức nặng của viên đá. Cây dừa đã cúi sâu cho ông ta xem viên đá vẫn còn nguyên trong đọt non của mình và nói:
 
- Tôi cám ơn ông, chính viên đá tai ác của ông đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ và trưởng thành.
 
4. Buồn vui của người Kitô hữu
 
Cách đây không lâu, tạp chí Truyền giáo có đăng một mẫu chuyện ngắn về một bé gái Phi Châu đã chết vì bệnh bạch hầu lúc 13 tuổi. Khi xem lại các đồ dùng quen thuộc của em, cha mẹ em đã đọc được những dòng nhật ký cuối cùng, của em như sau:
 
“Lạy Chúa, con đang được giải thoát. Trong bóng tối dày đặc của khổ đau và buồn chán, con thoáng thấy bàn tay Chúa đang vẫy gọi con. Nó vụt qua như một tia lửa yếu ớt nhưng cũng đủ chiếu sáng và sưởi ấm lòng con và chẳng ai dành dật được nó khỏi con."
 
Thông thường, đau khổ được coi là hình phạt dành cho những kẻ gây ra tội ác. Nếu hình phạt chưa đến với họ, thì đời con đời cháu sẽ phải gánh chịu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Cha ăn nho xanh, con ghê răng” (Ed 18,2).
 
Chúa Giêsu đã có cái nhìn lạc quan hơn về đau khổ. Với Ngài, đau khổ không hướng về quá khứ, nhưng mở cửa cho tương lai. Con người không tuyệt vọng trong đau khổ, nhưng hy vọng vui mừng vì thành quả của đau khổ.
 
5. Qua thập giá mà đến sự sống
 
Thập Giá sẽ là ánh sáng soi đường chúng ta trong những tăm tối cuộc đời, và qua Thập Giá, chúng ta sẽ tới được Ánh Sáng.
 
Tại một miền quê bên Mỹ vào thời lập quốc, có hai anh em nhà kia bị bắt quả tang vì tội ăn trộm cừu. Dân trong làng đã mở tỏa án để xét xử.
 
Sau khi nghị án, mọi người đồng ý cho khắc trên trán của mỗi tội nhân hai chữ viết tắt S.T có nghĩa là “kẻ ăn trộm."
 
Một trong hai người ăn trộm không chịu nổi sự xỉ nhục đã trốn sang một vùng khác để quên đi dĩ vãng của mình. Nhưng anh ta không thể xóa nhòa được hai chữ viết tắt trên trán. Bất cứ người nào gặp anh ta, họ cũng tra hỏi anh ta về ý nghĩa của hai chữ ấy. Lại một lần nữa không chịu nổi sự nhục nhã, anh ta lại rời bỏ nơi mình đang cư ngụ để tiếp tục sống lang thang. Cuối cùng, vì mòn mỏi trong cay đắng anh ta đã bỏ mình nơi đất khách quê người.
 
Nếu người anh đã bị xỉ nhục gặm nhấm đến nỗi phải chạy trốn suốt cả cuộc đời thì người em lại tự nhủ:
 
“Tôi không thể bỏ trốn chỉ vì tội ăn trộm mấy con cừu. Tôi phải ở lại đây và tôi phải tái tạo sự tin tưởng nơi những người chung quanh cũng như nơi chính mình."
 
Với quyết tâm đó, anh ta đã ở lại trong xứ sở của mình. Không bao lâu anh đã xây dựng được một sự nghiệp lớn và tạo được danh thơm tiếng tốt cho chính mình.
 
Nhưng dù năm tháng có qua đi, hai chữ S.T vẫn còn ghi trên trán anh. Ngày kia, có người lạ mặt hỏi một cụ già về ý nghĩa của hai chữ ấy. Cụ già suy nghĩ một lát rồi trả lời:
 
- Tôi không nhớ rõ lai lịch của hai chữ ấy. Nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của người đó, tôi nghĩ rằng, hai chữ ấy có nghĩa là “Thánh thiện”
 
6. Đừng sợ
 
Tác giả Ardis Whitman hồi tưởng lại lần đầu tiên bà đi xem xiếc. Người nghệ sĩ đu bay khiến bà vừa khiếp sợ vừa cảm phục. Đột nhiên, bà quay sang hỏi mẹ: “Họ có sợ không mẹ?” Một người đàn ông ngồi ghế trước mặt quay xuống và nói với Ardis: “Này cháu, họ không hề sợ vì họ tin vào nhau.” Chính niềm tin tưởng vào Thiên Chúa đã giúp Phaolô có thể vượt qua sợ hãi và tiếp tục rao giảng ở Côrintô suốt một năm rưỡi nữa.
 
Tôi xoay sở thế nào với nỗi sợ hãi khi nó tấn công tôi?
 
Thiên Chúa phán... “Khi ngươi còn trong lòng mẹ. Ta đã phù trợ ngươi. Đừng sợ!” (Is 44,1-2).
 
7. Có Chúa trong đời
 
Cuốn sách của Doris Lee McCoy: “Mười hai bí quyết thành công” có một cuộc phỏng vấn Peter Coor, chủ tịch công ty Adolph Coor. Adolph đến Mỹ với hai bàn tay trắng, không giấy thông hành, không giấy tờ, không tiền bạc. Ông tiến hành thành lập một trong những công ty uy tín nhất ở Mỹ. Khi McCoy yêu cầu Peter (cháu trai lớn của Adolph) cho biết bí quyết thành công của ông là gì, ông nói: “Trước hết, khi tôi thành đạt, điều đó có nghĩa là đứng trước Thiên Chúa và cảm nhận điều đó, mặc dù tôi đã phạm lỗi lầm, nhưng tôi luôn có Chúa trong đời tôi.” Đó chính là thứ niềm vui mà Chúa Giêsu đề cập đến trong bài đọc hôm nay.
 
Tôi hiểu câu nói của Peter thế nào? Tôi luôn có Chúa trong đời tôi không? Phải chăng điều đó đúng với đời tôi?
 
Nếu Thiên Chúa yêu chúng ta như chúng ta yêu Thiên Chúa, thì tất cả chúng ta sẽ đi về đâu?
 
8. Chúa cho con sự tự do
 
Một bé gái 13 tuổi chết vì bệnh bạch cầu. Trong khi kiếm kỷ vật của em, cha mẹ em bắt gặp một bài thơ mà em đã viết trên giường bệnh. Bài thơ xác nhận một cách dễ thương lời Chúa Giêsu nói trong bài đọc hôm nay. Một đoạn thơ được viết như sau: “Lạy Chúa, con được tự do. Tay Ngài đưa ra cho con trong đêm tối. Chỉ một ánh sáng nhỏ nhưng đã chiếu dọi hồn con. Ngài ơi, ngọn lửa trong con đã bừng cháy, không ai có thể dập tắt được. Lạy Chúa, con được tự do.”
 
Bài thơ của cô bé mời gọi tôi cầu nguyện: Lạy Chúa, xin chỉ cho con những gì con cần phải làm để nối cánh tay Ngài đưa ra trong đêm tối và đốt lên ngọn lửa nhỏ trong cuộc đời tha nhân.
 
Đôi khi cơ hội gõ cửa nhà bạn, nhưng hầu hết mọi trường hợp, nó đến thật nhẹ nhàng, rồi lặng lẽ rời xa (Doug Larsen).



THỨ BẢY - Đứng về phía Chúa
 
Lời Chúa: Ga 16, 23b-28
 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con.
 
Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con.
 
Đã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra.
 
Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha."
 

TRUYỆN KỂ
 
1. Chúa Cha yêu mến anh em
 
Allah là tên của Thiên Chúa trong Hồi giáo.
 
Ngài được tôn kính bằng 99 danh hiệu khác nhau: Đấng Tối cao, Đấng Nhân hậu, Đấng Toàn năng, Đấng Vĩnh cửu… Danh hiệu thứ 100 sẽ được mặc khải ở đời sau.
 
Nhưng Allah không bao giờ được gọi là Cha, vì Ngài không sinh con.
 
Kitô giáo yêu mến Đức Giêsu và tin Ngài là Con Thiên Chúa. Thiên Chúa chính là Cha của Đức Giêsu. Đức Giêsu vẫn gọi Thiên Chúa bằng tiếng Abba thân thương.
 
Cuộc đời Đức Giêsu nơi trần gian giống như một cuộc ra đi và trở về. Ngài từ Thiên Chúa Cha mà đến thế gian (cc. 27-28), rồi Ngài lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha, sau khi hoàn thành sứ vụ.
 
Sứ vụ của Ngài là vén mở cho môn đệ về Chúa Cha (c. 25), và đưa họ đi vào chỗ thân tình gần gũi với Người Cha ấy.
 
2. Đứng về phía Chúa.
 
Khi cuộc Nam Bắc phân tranh bùng nổ tại Hoa kỳ vào khoảng măm 1860, một vị giáo sĩ nọ đã đến gặp Tổng thống Abraham Lincoln và trịnh trọng phát biểu: “Thưa Tổng thống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn ở phía chúng ta trong cuộc chiến này." Nghe thế, Tổng thống Abraham Lincoln vặn lại tức khắc: “Tôi không mấy quan tâm về điều đó, vì tôi biết rằng Thiên Chúa luôn đứng về phía những người công chính, nhưng tôi luôn lo lắng và cầu nguyện để tôi và toàn dân Mỹ đứng về phía Chúa.
 
Lời phát biểu của Tổng thống Abraham Lincoln nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa và thái độ đích thực trong lời cầu nguyện của chúng ta. Cầu nguyện thiết yếu là xin cho được đứng về phía Chúa, chứ không lôi kéo Thiên Chúa đứng về phía mình.
 
3. Cha yêu mến con
 
Một người cha tận tuỵ vào bệnh viện thăm con trai bảy tuổi đang nằm hấp hối vì chứng bệnh nan y. Cậu bé dường như cảm thấy mình sẽ không khỏi được. Cậu hỏi: “Bố, có phải con sẽ chết không?"
 
- Sao con hỏi thế? Con sợ chết phải không?
 
Cậu ngước nhìn với ánh mắt tin tưởng và trả lời: “Không, bố ạ, nếu Chúa giống bố."
 
Suy niệm
 
Trong suốt tuần lễ qua, chúng ta Suy niệm chương 16 Phúc Âm Gioan, chúng ta được mạc khải các chân lý trung tâm của đời sống Kitô: Đường thập giá, Chúa Cha và Đấng Bảo Trợ - Thánh Thần, sức mạnh của Thánh Thần, Ðấng thay thế cho Chúa Giêsu để nâng đỡ, an ủi và hướng dẫn chúng ta.
 
Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng ở trần gian, Ngài loan báo cho các môn đệ là sắp đến giờ Ngài ra đi. Ra đi không phải để đi mất mà để hiện diện lại cách mới mẻ và sâu xa hơn: “Thầy từ Chúa Cha mà đến thế gian và giờ đây Thầy trở về cùng Chúa Cha." Phương thế để giữ liên lạc với Ngài và có sức mạnh trung thành đến cùng trên đường thập giá trong sự dấn thân hàng ngày là cầu nguyện. Cầu nguyện với Cha nhân danh Chúa Giêsu.
 
4. Hiệu lực của lời cầu nguyện.
 
Một ngày kia, thánh Etienne, vị thánh thành lập hội dòng Grammont, khi ngài đang giảng thuyết trước một cử tọa rất đông đảo người lắng nghe. Bỗng có một người đứng dạy, dám nói thẳng với ngài: “Thưa cha, mặc dù cha nói nhiều đến sự kinh tởm của tội lỗi, con cũng chả thèm muốn hoán cải tí nào cả và con sẽ bực bội khi nghe tin cha cầu nguyện cho con."
 
Ngạc nhiên trước những lời nói bạo gan này, vị thánh xúc động đến nỗi ngài phải khóc nức nở. Và ngay sau đó, ngài đánh chuông, tập họp các tu sĩ lại, và ngài nói với họ rằng: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho con người đáng thương này."
 
Vài giờ sau đó, trái tim của kẻ tội lỗi cứng đầu đó hoàn toàn thay đổi, anh ta nhận ra tình trạng thảm hại của linh hồn anh ta và quyết định sống một cuộc đời mới.
 
Anh tìm đến gặp vị thánh, anh đã phủ phục dưới chân ngài và xin ngài tha thứ, anh ta cũng hứa sẽ từ bỏ hết các tật xấu và không bao giờ tái phạm chúng nữa.
 
Thánh Etienne, nhân cơ hội cuộc trở lại này, ngài đã tỏ cho các môn đệ của ngài thấy sự hữu hiệu của lời cầu nguyện.
 
5. Hãy xin thì sẽ được
 
Gioan Hogan, mười sáu tuổi, không bao giờ nghĩ rằng, Chúa có thể can thiệp vào đời sống của cậu. Cậu phải bỏ học và kiếm sống bằng nghề đi giao bánh. Mọi người trong trường đều tiếc cho cậu, vì cậu là một học sinh chăm chỉ, lịch sự.
 
Một hôm, trên đường đi giao hàng, Gioan thấy một chiếc xe đang từ từ trượt xuống một hồ nước, bên trong xe có một người đàn ông đang vùng vẫy để thoát thân. Không chút ngần ngại, cậu nhảy xuống nước và nhận ra người trong xe là một mục sư. Nhờ một cánh cửa sau hé mở, cậu đã kéo được nạn nhân ra khỏi xe.
 
Mệt lả sau hành động cứu người, cảnh sát đề nghị cậu lên xe để được đưa về nhà, nhưng cậu từ chối, viện lẽ cậu còn phải đi giao bánh. Cậu nhờ cảnh sát điện thoại đến cho những tiệm bánh, để báo cho khách hàng biết rằng, bánh sẽ chậm đôi chút vì cậu đến trễ.
 
Tháng 12/1995, cậu được trao giải thưởng cùng với hai ngàn năm trăm đồng tiền mặt và một học bổng. Gioan cho biết rằng, biến cố đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của cậu. Vì như cậu tâm sự hai tuần trước khi tai nạn xảy ra, cậu đã có lần kề súng vào đầu định tự tử, nhưng không biết tại sao súng lại không nổ, bằng không cậu sẽ không bao giờ có cơ hội cứu sống được một người. Người mẹ nghèo của cậu cho biết bà đã cầu nguyện rất nhiều cho cậu. Bà tin rằng, việc cậu thoát chết và cứu sống được một người khác chính là kết quả lời cầu nguyện của bà.
 
Gioan Hogan đã trở lại trường và theo các lớp phụ đạo để bắt kịp các bạn khác. Cậu đã tìm được ý nghĩa và cơ may mới cho cuộc sống mới.
 
6. Hãy xin thì sẽ được
 
Hoàng hậu Bianche xứ Castille nước Pháp đã phải đau buồn cùng cực, vì bà thành hôn mười hai năm rồi mà vẫn không có con.
 
Khi đến thăm thánh Đaminh, ngài khuyên hoàng hậu đọc kinh Mân Côi hằng ngày để xin Thiên Chúa ban diễm phúc cho bà được làm mẹ. Hoàng hậu trung thành theo lời khuyên của thánh nhân. Năm 1231, hoàng hậu hạ sinh hoàng nam đầu lòng. Đó là hoàng tử Phillip. Nhưng con trẻ chết yểu ngay khi mới lọt lòng mẹ.
 
Trước nỗi bất hạnh này, hoàng hậu vẫn không ngã lòng, không chút nao núng niềm tin. Trái lại, bà tha thiết van xin Đức Mẹ cứu giúp. Hoàng hậu cũng phân phát nhiều tràng hạt Mân Côi cho các triều thần cùng dân chúng trong cả nước, và xin tiếp lời cầu nguyện cho bà.
 
Năm 1235, qua sự bầu cử của Đức Mẹ, Chúa đã nhận lời cầu xin của bà, một vị hoàng tử chào đời. Hoàng tử này đã trở thành vinh quang cho nước Pháp, và là gương mẫu cho tất cả các hoàng đế Công giáo sau này. Vì vị hoàng đế này đã trở thành một vị thánh. Đó là vua thánh Louis.
 
7. Lòng mến làm việc
 
Một bà cụ từng sống trong nhà tù trước khi biến cố Đông Âu xảy ra năm 1989. Bà đã gửi cho đứa cháu trai sống ở Hoa Kỳ những lá thư chứa đầy lời lẽ Kinh Thánh. Ban đầu, người cháu nghĩ có lẽ đó là những bản mật mã gì đó. Nhưng về sau, anh đã khám phá ra đó chỉ là cách mà bà nội của anh đã dùng để khiến các nhân viên kiểm duyệt vô thần, xem xét kỹ và đọc nó. Có thể một trong những lá thư đó đã chạm được vào trái tim của họ.
 
Chính Apollo cũng đã có một nhiệt tình như thế đối với niềm tin.
 
Tôi đã làm được gì để phát huy nhiệt tình của tôi đối với niềm tin?
 
Lòng nhiệt thành dẫn đến những nghĩa cử anh hùng (S.M. Dubnov).
 
8. Yếu đuối phải nguyện xin
 
Một bộ phim hoạt hình mô tả một con sâu nhỏ nhìn sát một con sâu khổng lồ. Sau khi chăm chú nhìn một lúc, con sâu nhỏ nói: “Anh là loại sâu gì thế?” Con sâu khổng lồ nói: “Tôi là con bọ ngựa cầu nguyện.” Con sâu nhỏ nói: “Qủa là buồn cười. Sâu bọ đâu có cầu nguyện.” Vì điều đó, con bọ ngựa chộp lấy con sâu nhỏ và bóp cổ, mắt con sâu nhỏ lồi ra, nó la lên: “Lạy Chúa, xin giúp con.”
 
Một số người giống như con sâu nhỏ đó. Họ không màng đến, ngay cả cười cợt việc cầu nguyện, cho đến khi gặp nguy hiểm, lúc đó họ mới kêu lên: “Lạy Chúa, xin giúp con.”
 
Điều gì thúc đẩy tôi tiếp tục cầu nguyện, nhất là khi Thiên Chúa không đáp lời, thậm chí không nghe tiếng tôi?
 
Thiên Chúa trì hoãn không có nghĩa là Ngài phủ nhận.
 
9. Tình yêu tìm đến
 
Roland Stair kể câu truyện này: một cha tuyên úy bệnh viện một bệnh nhân đồng hương với ngài đang nằm ở phòng 164. Nhưng khi ngài đến, bệnh nhân không có ở đó. Ngài xin lỗi bệnh nhân cùng phòng và nói: “Có lẽ tôi nhầm lẫn.” Bệnh nhân đó đáp lại: “Cha có mặt ở đây không phải là nhầm lẫn. Con đã cầu nguyện để có được can đảm chuyện trò với cha, nhưng con không thể tự mình làm được điều đó. Bây giờ cha đến đây do nhầm lẫn. Nhưng không, chẳng có gì nhầm lẫn.”
 
Trong đời sống, có điều gì tôi muốn làm nhưng lại thiếu can đảm để làm? Tôi có thể làm gì để phá vỡ tình trạng này?
 
Hãy làm việc như thể mọi sự điều tùy thuộc vào bạn. Hãy cầu nguyện như thể mọi sự điều tùy thuộc vào Chúa (Th. Ignatio)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn